Có nên ban hành Luật Không khí để cứu lấy Thủ đô?

17/12/2019 - 17:15
|

Thời gian qua các chỉ số môi trường tại Thủ đô Hà Nội thường xuyên ở trong mức tình trạng báo động. Những con số ngày càng gia tăng gây ra những ảnh hưởng đối với sức khoẻ của người dân. Liệu rằng Việt Nam có nên ban hành Luật không khí?

Ô nhiễm không khí – Nỗi ám ảnh mới của người dân Thủ đô

Theo ghi nhận của hệ thống quan trắc không khí tại miền Bắc, thời gian qua ô nhiễm không khí tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là Hà Nội duy trì ở ngưỡng đỏ (có hại cho sức khoẻ) và ngưỡng tím (rất xấu, rất có hại cho sức khoẻ), thậm chí tại một vài điểm đo tại trung tâm thành phố như Hàng Quạt, Nguyễn Chế Nghĩa, Đức Thắng còn lên tới ngưỡng màu nâu, ngưỡng cao nhất trong hệ thống đo lường mức độ ô nhiễm không khí hiện nay.

Ô nhiễm không khí Hà Nội

Chính bởi hiện tượng không khí ô nhiễm kéo dài, ngày 13/12 vừa qua Việt Nam đã được bình chọn xếp hạng đầu tiên trong bảng xếp hạng 10 thành phố có chỉ số AQI (ô nhiễm không khí) cao nhất trên thế giới với mức đo được là 316 – mức độ cực kỳ nguy hiểm đối với sức khoẻ của con người. Đáng chú ý hơn, đó chỉ là con số ở mức trung bình khi đỉnh điểm đo được tại Hồ Tây được thông báo là 405.

Theo dự báo từ các chuyên gia, cho tới tháng 3/2020 tới đây, Hà Nội nói riêng cũng như các tỉnh miền Bắc sẽ còn phải chịu thêm nhiều đợt ô nhiễm không khí khủng khiếp và nghiêm trọng như thế này.

Chỉ sổ ô nhiễm được đo tại các điểm quan trắc được đánh giá và theo dõi qua mật độ bụi mịn trong không khí. Đây là loại bụi 2.5, là loại bụi rất nguy hiểm. Nó không chỉ dễ dàng đi qua đường hô hấp vào phổi mà còn có thể hoà vào trong máu, gây ra các bệnh lý dị ứng, suy giảm hô hấp cũng như trở thành một trong những tác nhân gây nên ung thư ở con người.

Người dân Thủ đô với mật độ cư dân đông đúc vốn đã phải chịu một môi trường sống không đảm bảo được yếu tố trong lành thì giờ đây lại càng bất lực hơn trước “bầu trời trắng xoá” với lớp khói bụi dày đặc hơn màn sương, những con ho không dứt cùng nguy cơ bệnh tật đeo bám không chỉ ở người gìa mà còn cả thế hệ gia đình trẻ hiện nay. Một môi trường tự nhiên đáng ra phải là nơi để an tâm tận hưởng cuộc sống nay lại trở thành nỗi bất an, nỗi ám ảnh khiến con người ta không dám ra khổi nhà.

Cần lắm ban hành bộ luật về không khí

Không phải chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã từng và đang đối diện với vấn đề ô nhiễm không khí. Tại Anh Quốc, sau đợt ô nhiễm không khí nặng nề được gọi với cái tên “Đại Sương Mù” năm 1962 đã trở thành quốc gia đầu tiên ban hành Đạo Luật không khí sạch.

Mây mù dày đặc khu Trần Duy Hưng - Hà Nội

Theo đó, nhiều điều luẩt về bảo toàn không khí sạch đã được thông qua với sự hợp tác hỗ trợ từ các cơ quan bộ ngành, người dân trong việc thay đổi chất lượng không khí môi trường.

Đã đến lúc mà Việt Nam cũng cần có cho mình một hệ thống về luật để bảo vệ nguồn không khí sạch như những quốc gia phát triển khác. Không phải phía cơ quan chức năng chưa vào cuộc nhưng vấn đề về không khí sạch cần được chú trọng hơn, ở một mức độ cấp bách hơn. Không phải dễ dàng gì để mà khôi phục lại những gì đã mất nhưng chưa bao giờ là muộn để mà thay đổi từ hôm nay.

Chính phủ cần có những thông qua về điều luật về không khí sạch cũng như có những chiến dịch cụ thể để có thể nâng cao hơn ý thức của người dân. Bên cạnh đó cần phải có những con số quy định về lượng khí thải sinh hoạt hàng ngày, khói bụi từ các nhà máy, công trình .

Trước khi mà Chính phủ thực sự đưa ra những điều luật và giải pháp để làm cải thiện chất lượng không khí tại Thủ đô cũng như toàn lãnh thổ Việt Nam thì mỗi người dân đều nên có cho mình những biện pháp bảo vệ sức khoẻ cơ thể cũng như ý thức trách nhiệm của mình hơn. Nếu không sớm có được những biện pháp xứng đáng thì cái giá phải trả cho một bầu không khí ô nhiễm này chính là cái giá rất đắt về sức khoẻ.

Vân Anh

BTV XEMNHA.VN