Kịch bản thị trường bất động sản nửa cuối năm 2022
Những biến động trong thị trường bất động sản đang có những ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế chung của cả nước. Nhiều chuyên gia dự tính kịch bản thị trường cuối năm 2022, làm căn cứ uy tín cho nhiều nhà đầu tư và khách hàng.
Bức tranh đa sắc
Vừa mới dứt điểm dịch bệnh, kinh tế thị trường lại tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc xung đột Nga - Ukraine. Bất động sản Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung vì thế liên tục chịu những cú sốc kinh tế, thị trường ảm đạm, u tối. Trong nước, những vụ lùm xùm liên tục từ các tập đoàn có tiếng như FLC, Tân Hoàng Minh và hàng loạt cán bộ cấp cao cũng khiến dư luận hoang mang, quan chức vào vòng lao lý.
Chủ tịch FLC bị bắt gây hoang mang dự luận
Với tình hình khó khăn và đầy biến động như vậy, thị trường bất động sản đầu năm 2022 không ghi nhận nhiều sự tăng trưởng. Mỗi một khu vực, vùng miền lại có những diễn biến khác nhau, tạo nên bức tranh bất động sản đa sắc màu.
Tại các trung tâm thành phố lớn, những cơn “sốt đất ảo” liên tục nổ ra men theo những tin đồn về việc cải tạo hạ tầng giao thông, làm ảnh hưởng tiêu cực đến lòng tin của khách hàng và nhà đầu tư. Các khu vực như Bình Phước, Cam Lâm, Quảng Trị, Đăk Nông,... đều ghi nhận những trường hợp đáng tiếc vì làn sóng đầu tư không ổn định.
Dòng tiền cần được khơi thông mạnh mẽ
Trải qua hàng loạt khó khăn nửa đầu năm, giai đoạn cuối năm 2022 thị trường bất động sản vẫn tiếp tục bị dự đoán sẽ khó khăn. Cụ thể, ghi nhận nhiều phản hồi từ người dân và doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn. Dù không có chủ trương từ phía Ngân hàng nhà nước cho việc siết chặt tín dụng bất động sản, nhưng quá trình tiếp cận vốn vay vẫn rất khó khăn. Theo nhiều chuyên gia, đây chính là yếu tố “sống còn" dẫn đến viễn cảnh ảm đạm thị trường bất động sản nửa cuối năm 2022.
Theo Chủ tịch Hiệp hội bất động sản khu vực thành phố Hồ Chí Minh - ông Lê Hoàng Châu, nguồn vốn từ Ngân hàng nhà nước không khác nào “bình oxy" cho các giao dịch bất động sản. Nhiều doanh nghiệp nguy cơ tổn thất nặng nề, hoặc thậm chí là mất trắng, nếu tình trạng ngưng đọng dòng tiền tiếp tục diễn ra đến hết năm.
Ông Lê Hoàng Châu phát biểu về tình hình bất động sản khó khăn vì dòng tiền
Báo cáo thị trường ghi nhận hàng loạt các dự án được đánh giá có tiềm năng lớn, khả năng tăng giá cực mạnh nhưng vẫn phải đối đầu với việc khó thanh khoản do khan hiếm dòng tiền. Việc khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng cũng khiến các dự án bất động sản đình trệ, đi vào bế tắc trong khi nhu cầu nhà ở ngày một tăng cao.
Các dự án khó thanh khoản dù nhu cầu tăng cao
Sự lên - xuống bất động sản trong nước không chỉ ảnh hưởng đến những cá nhân, tổ chức trong ngành mà còn tác động mạnh mẽ đến trên dưới 40 ngành kinh tế lớn nhỏ. Bởi lẽ, bất động sản luôn được đánh giá là đầu tàu nền kinh tế. Nếu thị trường này gặp khó khăn, kinh tế cả nước nhìn chung cũng không mấy khả quan.
Theo Giám đốc Cấp cao Đầu tư Savills, sẽ có 3 vấn đề lớn mà thị trường trong nước phải đối mặt nửa cuối năm nay, đó là:
- Khan hiếm nguồn cung
- Giá thị trường tiếp tục tăng mạnh
- Tính thanh khoản chậm lại và ngày càng khó khăn.
Khan hiếm nguồn cung, siết chặt tín dụng chính là khó khăn, thách thức nhưng cũng là “nút thắt” quan trọng cho tương lai ngành bất động sản nửa cuối năm. Thị trường có thể trở lại, kinh tế có thể phục hồi hay không, đều phụ thuộc vào cách các ban ngành, doanh nghiệp giải quyết vấn đề này.