Nghị định 08/2023 liệu có gỡ được nút thắt về Trái phiếu Bất động sản
Nghị định 08/2023 ban hành ngày 5/3 vừa qua là một trong những vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm. Với những điểm mới được sửa đổi và ban hành, chắc chắn sẽ là điểm sáng mà thị trường, doanh nghiệp và các nhà đầu tư mong đợi.
Những tác động của Nghị định 08 đối với thị trường:
1. Tạo hành lang, cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp
Trước áp lực trả nợ đổi với các trái chủ, việc nghị định 08 điều chỉnh thời gian gia hạn thanh toán lãi, gốc trái phiếu tối đa là 2 năm sẽ tạo thành hành lang, cơ sở pháp lý để các doanh nghiệp có thể đàm phán với các trái chủ. Từ đó, các doanh nghiệp sẽ giảm áp lực trả nợ và đáo hạn đối với các gói trái phiếu phải tất toán. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp BĐS khi điểm rơi cao điểm trong năm 2023 là khoảng 120.000 tỷ đồng và năm 2024 là khoảng 110.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần phải thực hiện đúng các cam kết của mình để đảm bảo uy tín, sự tin tưởng của khách hàng và tương lai của doanh nghiệp.
2. Cho phép đổi trái phiếu lấy tài sản khác
Nghị định 08/2023 cho phép thực hiện đàm phán đổi trái phiếu lấy tài sản khác kèm theo hướng dần cơ bản để thực hiện chuyển đổi nhằm tránh những rủi ro, tranh chấp giữa khách hàng và doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải công khai minh bạch các thông tin đồng thời đảm bảo quyền lợi cũng như sự công bằng cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng cần có sự chia sẻ, cảm thông và đồng hành với doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn.
3. Điều chỉnh thời gian phân phối trái phiếu,xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp và áp dụng điều kiện xét duyệt nhà đầu tư chuyên nghiệp
Để giảm bớt khó khăn, tạo niềm tin cũng như thanh khoản cho thị trường, nghị định 08/2023 cho phép giãn tiến độ áp dụng một số điều kiện, yêu cầu để xét duyệt nhà đầu tư chuyên nghiệp cho đến hết năm 2023. Bên cạnh đó, nghị định cũng cho phép rút nhắn thời gian phân phối trái phiếu và xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp.
Điều này sẽ giúp các tổ chức phát hành, nhà đầu tư có thêm thời gian để bồi dưỡng, chuẩn bị đầy đủ về cả tinh thần, năng lực hay nhân lực hoạt động,…
Với những tác động mang tính chất “cứu nguy” cho thị trường, nhà đầu tư, doanh nghiệp đều kỳ vọng sẽ mang lại những thay đổi khả quan cho tình hình kinh tế. Để làm được điều ấy, rất cần sự đồng hành, sẻ chia của cơ quan quản lý, doanh nghiệp cũng như đông đảo nhà đầu tư. Các bên cũng cần có sự chuẩn bị đầy đủ và chặt chẽ để đáp ứng được các tiêu chuẩn cao hơn trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần sẵn sàng bán tài sản với mức chiết khấu cao (lên tới 40%) đồng thời đẩy mạnh cơ cấu lại sản phẩm, tái cơ cấu hoạt động cũng như tiết kiện chi phí,… để có đủ tài chính để trả nợ và hoàn thiện các dự án bất động sản dở dang.
Bộ Tài chính cũng đang xem xét đưa ra các giải pháp tốt nhất khuyến khích các doanh nghiệp trái phiếu phát hành trái phiếu nhiều hơn với các giải pháp phát hành hiệu quả, ổn định; tăng cường giáo dịch nâng cao chất lượng nhà đầu tư; phát triển hệ thống tổ chức xếp hạng tín nhiệm; hoàn thiện và đề xuất sửa đổi các điều luật cho phù hợp với tình hình hiện tại,…
Các Tổ chức xếp hạng tín nhiệm cũng đang chủ động nâng cao năng lực chuyên môn cũng như dịch vụ xếp hạng. Cùng với đó, nhiều cơ quan quản lý khác như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tư Pháp, Bộ Kế hoạch – Đầu tư,… cũng đang và sẽ vào cuộc, cùng nhau đồng hành đưa thị trường kinh tế bước qua giai đoạn khó khăn, vì sự phát triển bền vững của toàn đất nước.
Huyền Trang
BTV Xemnha.vn