Bất động sản Việt Nam có đang lặp lại kịch bản giai đoạn 2011 - 2012?
Mặc dù thị trường bất động sản hiện nay đang đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng các chuyên gia cho rằng nó không hoàn toàn giống với giai đoạn khủng hoảng năm 2012 và thị trường sẽ có khả năng phục hồi trong thời gian tới.
Thị trường bất động sản đã trải qua một khoảng thời gian sốt giá trong những năm gần đây, với sự tăng giá nhanh chóng, thậm chí có khu vực tăng 2-3 lần chỉ trong thời gian ngắn. Tình trạng này gây ra sự không ổn định trên thị trường, khiến nhiều người không thể mua nhà và các nhà đầu tư đối mặt với nguy cơ mắc kẹt vốn lâu dài.
Thị trường bất động sản Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức
Nguyên nhân dẫn tới tình hình ảm đảm của thị trường bất động sản gần đây
Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam (VNREA) đồng thời là Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), sự trầm lắng của thị trường bất động sản hiện tại gây nên bởi ba yếu tố chính. Ông Đính cho rằng: "Thứ nhất là sự bùng nổ của cơn sốt đầu tư và đầu cơ, chiếm tới 70% tỷ lệ giao dịch, chứ không đến từ nhu cầu thực sự của khách hàng. Điều này dẫn đến sự tăng giá không ổn định, vượt quá giá trị thực của bất động sản và gây nhiễu loạn và lũng đoạn thị trường ở nhiều khu vực".
Thứ hai, ông Đính nhận định sự mất cân đối trong cơ cấu sản phẩm bất động sản. Ông lưu ý rằng, "Trong bối cảnh kinh tế phát triển, nhu cầu nhà ở tăng lên xong nguồn cung không đáp ứng đủ, dẫn đến tăng giá. Tuy nhiên, nguồn cung bất động sản phục vụ nhu cầu thực đang thiếu, đặc biệt là nhà ở giá rẻ. Phần lớn các sản phẩm trên thị trường đều là các dự án nhà ở cao cấp và các sản phẩm đầu tư như bất động sản du lịch, biệt thự, shophouse”.
Thứ ba, ông Đính cho rằng các chính sách hiện tại chưa đủ triệt để giải quyết các khó khăn của những dự án phù hợp với nhu cầu thực của người dân.
Theo ông Đính, thị trường bất động sản hiện nay đang đối mặt với nhiều khó khăn, và nhiều doanh nghiệp trong ngành đang vật lộn để tồn tại. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng thị trường bất động sản không phải đang gặp khủng hoảng như giai đoạn năm 2012. Theo ông Đính: "Năm 2012, nguồn hàng bị dư thừa trầm trọng, còn hiện nay thị trường không có dư thừa nguồn hàng, thậm chí là khan hiếm. Vì vậy, giai đoạn này chỉ là giai đoạn suy giảm của thị trường bất động sản, và chỉ cần một khoảng thời gian ngắn sau là có thể phục hồi".
Nhận định về xu hướng của thị trường bất động sản thời gian tới
Một chuyên gia khác đến từ Savills Hà Nội cho rằng thị trường đang đối mặt với nhiều thách thức lớn hơn so với giai đoạn trước đây. Theo đó, quy mô thị trường đã mở rộng ra nhiều địa phương hơn nhưng giá bán nhà ở hiện tại vẫn cao hơn trước đại dịch Covid-19, và việc điều chỉnh giá không rõ ràng. Cũng theo bà Hằng, thời điểm và khả năng hồi phục của thị trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố quan trọng như việc tháo gỡ vướng mắc pháp lý, sự cung cấp nguồn vốn và sự phát triển các sản phẩm phù hợp.
Savills đánh giá rằng, thị trường sẽ ghi nhận những chuyển biến tích cực hơn trong thời gian tới khi các luật sửa đổi như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản được dự kiến thông qua, đồng thời Nhà nước và Chính phủ đang nỗ lực để giải quyết các khó khăn và vướng mắc của thị trường. Điều này sẽ tạo điều kiện cho người dân có thể tiếp cận vốn vay với mức lãi suất hợp lý hơn so với nửa đầu năm 2023.
Sự tăng trưởng của thị trường bất động sản Việt Nam thời gian trước
Đánh giá về triển vọng thị trường bất động sản trong tương lai, đội ngũ chuyên gia của CTCP Chứng khoán VnDirect cho rằng thị trường sẽ tiếp tục trầm lắng trong năm tới và có thể ghi nhận sự hồi phục rõ rệt từ cuối năm 2024, khi chính sách tiền tệ được nới lỏng hơn.
Vân Trang
BTV Xemnha.vn