Quy định pháp lý khi giao dịch bất động sản cần nắm chắc

15/01/2020 - 08:33
|

Pháp lý bất động sản luôn là một trong những vấn đề cần được quan tâm hàng đầu để có thể giao dịch nhanh chóng, đúng quy định của pháp luật cũng như hạn chế được rủi ro. Hãy cùng Xemnhà tìm hiểu bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ những giấy tờ, thủ tục cần thiết khi giao dịch bất động sản.

Quy định của pháp luật về việc mua bán bất động sản

Để chứng minh tính pháp lý của bất động sản giao dịch đồng nghĩa với việc đảm bảo giao dịch đó là hợp pháp thì người mua cần phải yêu cầu bên phía người bán cung cấp đầy đủ các thông tin sau:

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có xác nhận của cơ quan thẩm quyền
+ Nhà đất đó còn trong thời hạn sử dụng
+ Nhà đất đó không bị tranh chấp về quyền sở hữu
+ Không bị kê biến để thi hành án hay chấp hành quyết định hành chính của nhà nước

Pháp lý giao dịch mua bán bất động sản

Kiểm tra tính pháp lý của bất động sản

Trước khi quyết định giao dịch mua bán bất động sản, bạn cần phải đảm bảo bất động sản đó hoàn toàn an toàn về mặt pháp lý. Không ít những trường hợp vì không quan tâm tìm hiểu về pháp lý bất động sản trước khi mua mà người mua đã gặp phải nhiều vấn đề, thận chí mất trắng bất động sản của mình do thiếu hiểu biết.

Bởi vậy, hãy kiểm tra tình trạng của bất động sản hoặc kiểm tra sổ đỏ, sổ hồng, quy hoạch của bất động sản đó. Bạn có thể liên hệ với các nhân viên địa chính tại UBND nơi có bất động sản đó để được cung cấp nhiều thông tin chi tiết.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kiểm tra những thông tin trên thông qua các cán bộ, nhân viên tại phòng tài nguyên môi trường tại nơi có bất động sản đó.

Quy trình mua bán bất động sản

- Bước 1: Chốt giao dịch và đặt cọc

Khi đã lựa chọn được bất động sản phù hợp, bên người bán và người mua sẽ chốt giao dịch dựa theo mức cọc mà hai bên cùng thống nhất. Thông thường, mức cọc không quá 10% so với giá trị của bất động sản.

- Bước 2: Ký hợp đồng và công chứng

Đối với căn hộ/nhà ở hình thành trong tương lai thì sau khi ký hợp đồng mua bán, người mua sẽ thanh toán giá trị căn hộ dựa theo tiến độ thanh toán mà chủ đầu tư đưa ra. Các khoản phí, thuế sẽ được tính luôn vào giáo bán căn hộ. Sau khi dự án đã được bàn giao, người mua sẽ được cấp sổ đỏ hoặc sổ hồng.

Đối với trường hợp mua bán nhà đất riêng thì phía người bán và người mua sẽ tiến hành ký hợp đồng mua bán và công chứng. Bên người mua có trách nhiệm thanh toán số tiền còn lại sau khi đã trừ đi tài khoản cọc.

- Bước 3: Đóng thuế phí

Các loại thuế, phí thông thường cần phải đóng như:
+ Thuế trước bạ = 0.5% giá trị bất động sản (Người mua đóng)
+ Thuế thu nhập cá nhân = 2% (Người bán đóng)
+ Phí công chứng, phí thẩm định giá, phí địa chính,…

Những điểm cần lưu ý trong hợp đồng mua bán

Để tránh những rủi ro trong quá trình giao dịch cũng như về sau thì bạn cần phải tìm hiểu ký về hợp đồng trước khi đặt bút kí kết. Những điểm cần lưu ý trong hợp đồng mua bán như sau:

- Cần ghi rõ giá mua bất động sản theo thoả thuận trước đó
- Hợp đồng ghi rõ diện tích của bất động sản 
- Hợp đồng ghi rõ số tiền đặt cọc
- Nếu bất động sản là nhà ở  hình thành trong tương lai thì cần nêu rõ thời gian xây dựng, dự kiến bàn giao cũng như các quy định, quyền lợi và chi phí khi xây dựng
- Cần ghi rõ ngày bàn giao nhà và các điều khoản liên quan trong trường hợp bàn giao không đúng hạn
- Tìm hiểu về phương thức thanh toán cũng như tiến độ thanh toán để cân nhắc chuẩn bị tài chính hợp lý

Mua bán bất động sản là chuyện quan trọng với số tiền lớn, do vậy cần phải tìm hiểu và kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo quyền lợi và lợi ích của mình. Nếu như không phải là người có kinh nghiệm, bạn có thể tham khảo ý kiến hoặc nhờ những người có chuyên môn đứng ra hỗ trợ để mua bán được thành công.