Có nên cho phép người nước ngoài sở hữu bất động sản du lịch?
Từ lâu, cách thức bán bất động sản du lịch cho người nước ngoài luôn được xem như là phương thức xuất khẩu bất động sản tại chỗ đầy tiềm năng và được thực hiện rất hiệu quả ở các nước trong khu vực. Vậy Việt Nam có nên tiến hành chính sách này hay không?
Có nên cho người nước ngoài sở hữu bất động sản du lịch?
Chính sách đang dần nới lỏng
Du lịch Việt Nam vẫn luôn là một trong những trọng điểm đầy tiềm năng, góp phần thúc đẩy cho nền kinh tế nước nhà. Để đáp ứng được sự phát triển ngày một lớn mạnh, đồng thời giảm bớt những áp lực trước sự ảnh hưởng của Covid, chính phủ và các đơn vị liên quan đã bắt đầu xem xét đến đề án cho phép người nước ngoài sở hữu bất động sản du lịch.
Thực tế cho thấy từ ngày 1 tháng 7 năm 2015, Luật kinh doanh bất động sản đã bắt đầu mở rộng đối tượng sở hữu nhà tại Việt Nam, trong đó bao gồm các đối tượng sau đây:
- Doanh nghiệp nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở,
- Chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài
- Quỹ đầy tư nước ngoài
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam
Chính vì thế, việc mở rộng cho phép người nước ngoài có cơ hội sở hữu bất động sản du lịch tại đất nước tiềm năng như Việt Nam chính là điều nên làm và cũng phù hợp với thực tế với sự mở rộng ngày một nhiều của chính sách. Xem xét từ các nước bạn, vốn luôn là điểm đến du lịch hàng đầu trên thế giới như Thái Lan hay Singapore, chính sách này vẫn đang được thực thi vô cùng hiệu quả.
Không chỉ sở hữu những bờ biển tuyệt đẹp hay các hệ thống danh lam thắng cảnh mang đặc sắc riêng hiếm có, Việt Nam còn được đánh giá là một trong những quốc gia có sự phát triển ổn định và bền vững hàng đầu trên thế giới nhờ vào tình hình chính trị ổn định và cơ hội phát triển đang ngày một gia tăng, hệ thống hạ tầng hiện đại. Vì vậy, Việt Nam so với các nước trong khu vực và cả trên thế giới luôn sở hữu cho mình những ưu thế vượt trội hơn cả.
Chỉ cần có sự mở của của chính sách, việc sở hữu bất động sản du lịch bởi nước ngoài sẽ mang lại những nguồn lợi rất lớn cho đất nước.
+ Thứ nhất, khi chính sách này được thông qua, nguồn ngoại tệ và các đầu tư về hạ tầng, cơ sở vật chất sẽ được tăng lên đáng kể. Điều đó không chỉ khiến cảnh quan, môi trường du lịch Việt Nam trở nên hiện đại và văn minh mà còn hỗ trợ chi tiêu tiêu dùng, gia tăng sự luân chuyển dòng tiền, đồng thời tạo “bàn đạp” cho các lĩnh vực kinh tế khác phát triển như dịch vụ, tài chính, thương mại,…
+ Thứ hai, chính sách khi được ban hành trong thời điểm này sẽ phần nào giải quyết tốt tình trạng “ảm đạm” của thị trường nhà đất ở Việt Nam thời điểm hiện tại. Dù vốn là một trong những nước chịu tác động ít nhất của đại dịch Covid, nhưng nền kinh tế và đặc biệt trong việc thuê, mua và bán bất động sản tại Việt Nam vẫn phải chịu những ảnh hưởng tiêu cực.
Hướng đi nào cho chính sách này?
Để chính sách có thể được hiện thực hóa, và quan trọng hơn nữa là đem đến những giá trị thặng dư quý giá cho nền kinh tế nói riêng và xã hội Việt Nam nói chung, có ba điểm then chốt mà chúng ta cần lưu ý:
- - Thứ nhất, đó là sự phát triển của chính bản thân ngành du lịch Việt. Để có thể thu về những khoản đầu tư lớn thật sự có giá trị, ngành du lịch nước nhà cần phát triển hơn nữa, tạo ra những điểm nhấn hấp dẫn riêng biệt, có thể thu hút khách quốc tế.
- - Thứ hai, các giấy tờ, thủ tục pháp lý cần được đơn giản hóa ở mức tối đa. Điều này sẽ giúp gỡ bỏ rào cản, tạo môi trường phát triển và đầu tư thuận lợi, đặc biệt là với đối tượng người nước ngoài.
- - Thứ ba, và cùng là điều cuối cùng, chính là yếu tố an ninh quốc gia luôn được đảm bảo hàng đầu. Dù đất nước cần phát triển kinh tế, thu hút đầu tư nhưng chủ quyền, an ninh vẫn luôn là thứ không bao giờ có thể đánh đổi. Vì vậy, việc sắp xếp dự án, quy định các vị trí không được đầu tư sẽ đóng vai trò then chốt để chính sách có thể phát huy hết tiềm năng của nó mà không tác động tiêu cực đến tình hình đất nước.
Tìm hiểu thêm: Những thủ tục cần thiết cho người nước ngoài thuê nhà tại Việt Nam