Hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng, văn khấn rằm tháng 8 chuẩn nhất

02/09/2022 - 00:16
|

Rằm tháng 8/2022 sắp đến, việc chuẩn bị mâm cỗ cúng cho thật đầy đủ, thành tâm dường như là nỗi trăn trở của nhiều gia đình. 

Rằm tháng 8 là một trong những dịp lễ tết đặc biệt nhất của văn hoá cổ truyền Việt Nam. Ngày này không chỉ là niềm vui của con trẻ với đèn ông sao, với lễ hội trung thu đầy màu sắc, mà còn có ý nghĩa lớn trong đời sống tâm linh Việt.

Vì vậy, cứ đến 15 tháng 8 Âm lịch hàng năm, các bà các mẹ thường bỏ nhiều công sức chuẩn bị một mâm cỗ rằm thật đầy đủ, tươm tất, dâng lên gia tiên. 

Gợi ý mâm lễ cúng rằm tháng 8

Gợi ý mâm lễ cúng rằm tháng 8

1. Mâm cúng rằm trung thu tháng 8 gồm những gì?

Dù mỗi nơi lại có những phong tục tập quán khác nhau, nhưng nhìn chung, một mâm cúng Rằm tháng 8 Trung thu sẽ bao gồm:

  • Một lọ hoa tươi, hương (đèn, nhang), gà, gạo, muối, tiền vàng và nền cúng. 
  • Bánh nước và bánh dẻo 
  • Mâm ngũ quả bao gồm: Nải chuối chín vàng, quả bưởi, quả hồng, quả lựu và quả na. Tuỳ thuộc vào quan niệm của từng nhà, gia chủ sẽ bày biện thêm các loại quả phù hợp với mong ước và tấm lòng thành, mang nhiều may mắn và ý nghĩa. 
  • Chiếc đèn ông sao 

Mâm cỗ trung thu được chuẩn bị tươm tất

Mâm cỗ trung thu được chuẩn bị tươm tất

Nhiều gia đình chu đáo, có thể thuẩn bị thêm cả mâm cỗ chay hoặc cỗ mặn. Mùi hương thơm thoang thoảng, hoà quyện tròn vẹn với sự ngọt lành từ bánh dẻo, bánh nướng, hoa và quả, tất cả tạo nên bầu không khí linh thiêng, đầm ấm, là bức tranh tuổi thơ đầy ý nghĩa của biết bao thế hệ. 

Rằm tháng 8 là ngày trăng tròn và sáng nhất trong năm

Rằm tháng 8 là ngày trăng tròn và sáng nhất trong năm

2. Bài văn khân cúng rằm trung thu tháng 8 chuẩn nhất 

Theo quan niệm dân gian, Rằm tháng 8 là ngày trăng sáng nhất trong năm, thường rơi vào 15/8 âm lịch. Gia chủ có thể cúng buổi trưa hoặc tối. Thời gian cúng không làm ảnh hưởng đến tính nghi thức của buổi lễ. 

Trước khi cúng rằm tháng 8, mọi vật phẩm cần được chuẩn bị chu đáo, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp trên bàn thờ. Chủ nhà đại diện làm lễ cần giữ cho cơ thể sạch sẽ, quần áo gọn gàng, tâm lòng an tịnh, chuẩn bị cho bài lễ khấn. 

Dưới đây là bài văn khấn Rằm tháng 8 thường được nhiều gia đình sử dụng vào dịp quan trọng này: 

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

- Con kính tay Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại

Tín chủ (chúng) con là:..........................

Ngụ tại:………………………..

Hôm nay là ngày Rằm tháng Tám gặp tiết Trung Thu tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ.................., cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Trên đây là gợi ý mâm cỗ là cách cúng lễ ngày Rằm tháng 8. Hi vọng xemnha.vn có thể giúp đỡ gia chủ chuẩn bị một buổi lễ thật ấm cúng cho cả gia đình trong dịp này.