Shophouse là gì? Những điều cần biết khi đầu tư vào shophouse

08/06/2020 - 15:08
|

Xuất hiện từ đầu thế kỷ 19 trên nhiều nơi trên thế giới, ngày nay, shophouse đang trở thành một trong những mục tiêu đầy tiềm năng của các nhà đầu tư thông thái. Vậy loại hình có gì đặc biệt?

Shophouse là gì?

Shophouse hay còn được biết với cái tên đầy đủ là “shop house and home” là thuật ngữ kiến trúc quen thuộc trên thế giới nhưng vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Cụ thể, shophouse dùng để chỉ những căn nhà theo mô hình kiểu mới, tức nhân đôi mục đích sử dụng, vừa có thể ở, vừa có thể tiến hành kinh doanh thương mại.

Đầu tư cho shophouse được xem là xu hướng mới của giới bất động sản

Đầu tư cho shophouse được xem là xu hướng mới của giới bất động sản

Đầu tư shophouse trở thành xu hướng mới của giới đầu tư bất động sản 

Chính vì mục đích đặc biệt của nó mà shophouse thường có cho mình những vị trí vô cùng đắc địa, tập trung phần lớn tại các khu trung tâm thương mại, khu chung cư sầm uất với cư dân đông đảo, tạo nên môi trường lý tưởng, “màu mỡ” cho các nhà đầu tư.

Đặc biệt, khác với việc thuê mặt bằng thường thấy, đầu tư vào shophouse được xem là dạng đầu tư lâu dài, vì bạn không chỉ đơn thuần sở hữu căn nhà mà còn là toàn bộ giấy tờ mang giá trị pháp lý liên quan đến căn nhà đó, từ đó tăng tính dễ dàng và thuận tiện hơn cho nhiều mục đích sử dụng.

Những đặc điểm của shophouse?

Thiết kế mang đậm tính thương mại

Với tính chất nhà phố thương mại, hầu hết các dự án shophouse thương mại trên thị trường hiện nay đều mang thiết kế thông tầng – một kiểu thiết kế sang trọng thường thấy trong các căn hộ Penthouse hay Duplex. Với kiểu thiết kế này, căn hộ sẽ trở nên đặc biệt thông thoáng và sáng sủa nhờ tận dụng được tối đa ánh sáng tự nhiên, tạo không gian mở, cho cảm giác thoải mái, rộng rãi và đẹp mắt hơn.

Ngoài ra, để tính thương mại của căn shophouse được phát huy tối đa, kiến trúc tổng thể của chúng đều dễ dàng tích hợp cho nhiều mục đích kinh doanh khác nhau từ thời trang, nhà hàng cho đến các quán cà phê sang trọng. Và thường tầng trên cùng sẽ được thiết kế theo kiểu căn hộ khép kín, phù hợp cho sinh hoạt trong gia đình để chủ căn hộ dễ dàng kinh doanh và sinh sống trong cùng một khu vực, vừa tiết kiệm chi phí lại thuận tiện trong việc quản lý.

Cơ hội đầu tư lý tưởng

Như đã nói ở trên, sự ra đời của shophouse thường đi liền với các khu chung cư đông đúc, chính vì vậy đã tạo mội môi trường hết sức thuận lợi cho việc đầu tư kinh doanh. Vì đã có sẵn một số lượng lớn khách hàng tiềm năng, việc đầu tư cho shophouse chứa ít rủi ro hơn so với mặt bằng chung.

Mặt khác, shophouse nhìn chung được quy hoạch trong một không gian rộng rãi và tiện nghi, với đầy đủ các nhu cầu cần thiết được đáp ứng triệt để như bãi đỗ xe, khu vui chơi giải trí, hệ thống các nhà hàng đa dạng, tuy mang đến tính cạnh tranh cao nhưng chúng được xem như là mô hình lý tưởng theo dạng “buôn có bạn, bán có phường”, tạo nên lợi thế ưu việt trên thị trường bất động sản.

Vậy đầu tư vào shophouse có chứa rủi ro không?

Câu trả lời cho câu hỏi này là Có! Nếu bạn không xem xét đến những giá trị sau: hạ tầng nội khu và hạ tầng xã hội trước khi mua nhà sẽ dễ mắc phải những sai lầm.

Rủi ro đầu tư shophouse là hoàn toàn có thể xảy ra

Rủi ro đầu tư shophouse là hoàn toàn có thể xảy ra 

Rủi ro khi đầu tư shophouse vẫn luôn hiện hữu

Hạ tầng nội khu chính là xem xét dựa trên cấu trúc, kiến trúc thiết kế của căn trên tổng thể khu vực kinh doanh, đi liền với cấu trúc chung cư và kết cấu khu vực. Khi nhà đầu tư xem xét thấy căn shophouse mục tiêu không được thi công đúng tiến độ, thiết kế lỗi thời hoặc nằm trong khu vực ít tiềm năng thì việc đầu tư sẽ khá rủi ro.

Có thể bạn quan tâm đến: Phân tích ưu điểm và nhược điểm của các loại Bất động sản phổ biến

Hạ tầng xã hội được xem như là cách quy hoạch dân cư, đất đai trong khu vực chứa shophouse (ngoài chung cư) cùng với hệ tầng giao thông, đường xá và phương tiện công cộng. Nếu shophouse nằm trong khu vực hẻo lánh, số dân cư ít ỏi và hệ thống hạ tầng nghèo nàn, vô hình chung sẽ làm giảm giá trị căn nhà, không chỉ gặp khó khăn trong việc thu hút khách hàng mà ngay cả khi sang nhượng lại cũng khó để giữ lại mức giá trị như ban đầu chứ chưa nói đến việc sinh lời.