Quy hoạch các tuyến đường sắt đô thị Hà Nội
9 tuyến đường sắt đô thị Hà Nội được tiến hành quy hoạch sao cho thuận tiện và phù hợp không chỉ với nhân dân đô thị mà còn giúp dân cư vùng ngoại thành dễ dàng tiếp cận khu vực nội đô.
Bản đồ quy hoạch đường sắt đô thị Hà Nội
1. Quy hoạch mang lưới đường sắt đô thị
Trong chủ trường Điều chỉnh Cục bộ quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, UBND thành phố Hà Nội đã phê duyện đề án quy hoạch 9 tuyến đường sắt đô thị Hà Nội.
Có thể nói, vai trò của 9 tuyến đường sắt là vô cùng quan trọng đối với hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống nhân dân nội đô bởi nó không chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại thông thường mà còn kích thích trung chuyển hàng hóa, phát triển kinh tế, tạo môi trường thuận lợi cho kinh doanh.
Đây là một dự án lớn với kinh phí đầu tư không hề nhỏ, vì thế cần có sự phân tích, đánh giá của nhiều chuyên gia trong ngành, giúp đánh giá đề án trên mọi khía cạnh từ nguồn nhân công, nhân lực, nguyên vật liệu phụ kiện cho đến chủ đầu tư để có thể hoàn thiệ dự án trong thời gian sớm nhất, tránh tình trạng đội vốn, trì trệ, làm ảnh hưởng trực tiếp đến giao thông đô thị và đời sống của nhân dân.
Ngoài ra, việc xác định quy mô, hướng khai thác của 9 tuyến đường này cũng được ban lãnh đạo thành phố hết sức quan tâm, làm sao để bắt kịp công nghệ, bắt kịp tiến độ phát triển trên thế giới vẫn luôn là một bài toán khó.
2. Quy hoạch cụ thể 9 tuyến đường sắt đô thị Hà Nội
2. 1 Tuyến số 1
Với chiều dài dự kiến khoảng 36km, tuyến số 1 đường sắt đô thị Hà Nội được chia làm 2 nhánh là Ngọc Hồi – Ga trung tâm Hà Nội – Gia Lâm – Yên Viên và Gia Lâm – Dương Xá (Phú Thụy).
Trong đề án ban đầu, tuyến đường này được xây dựng để kết hợp giữa đường sắt đô thị với đường sắt quốc gia với mức đầu tư 9.197 tỷ đồng và phân chi thành 3 giai đoạn. Tuy nhiên, xem xét trên tình hình thực tế, Bộ Giao thông vận tải đã kiến nghị tuyến đường chỉ nên đáp ứng nhu cầu đô thị và không hợp phần với bất kỳ chức năng nào khác.
2.2 Tuyến số 2
Tuyến số 2 với chiều dài dự kiến khoảng 42 km, đi qua các điểm Nội Bài – Nam Thăng Long – Hoàng Hoa Thám – Bờ Hồ - Hàng Bài – Đại Cồ Việt – Thượng Đình – vành đai 2,5 – Hoàng Quốc Việt, kết hợp cùng tuyến đi trên cao Nội Bài – Hoàng Quốc Việt và đi ngầm trên đoạn còn lại.
Tổng mức đầu tư của dự án lên đến 19.555 tỷ đồng và sẽ có điều chỉnh tăng thêm trong thời gian tới. Theo đúng như dự kiến, dự án sẽ được hoàn thành vào năm 2015, nhưng do phải điều chỉnh môt vài thông tin kỹ thuận, thời hạn hoàn thành dự án sẽ được kiến nghị lùi đến năm 2027.
2.3 Tuyến số 2A
Tuyến 2A có chiều dài khoảng 14km, đi qua các điểm Cát Linh – Ngã Tư Sở - Hà Đông.
Bộ Giao thông vận tải chính là chủ đầu tư của dự án này, kết hợp với vốn vay ODA của Trung Quốc.
Hiện dự án đã sắp hoàn thành và sẽ đi vào khai thác, hoạt động trong thời gian tới.
2.4 Tuyến số 3
Tuyến có chiều dài dự kiến khoảng 26km, đi qua các điểm Trôi – Nhổn – ga Hà Nội – Hoàng Mai và tuyến đi trên cao gồm Trôi – Cầu Giấy. Còn lại, tuyến sẽ đi ngầm với tổng số 26 ga.
Hiện dự án vẫn còn trong giai đoạn đầu thi công và thời điểm kết thúc đưa vào khai thác được kiến nghị vào năm 2023.
2.5 Tuyến số 4
Tuyến số 4 có chiều dài 54km, đi qua các điểm Mê Linh – Đông Anh - Sài Đồng – Vĩnh Tuy – vành đai 2,3 – Cổ Nhuế - Liên Hà.
Với tổng số tuyến lên đến 41, tuyến số 4 dễ dàng kết nối với tuyến 1, 2A, 3 và 5, tạo sự linh hoạt và thuận lợi cho nhu cầu đổi tuyến.
2.6 Tuyến số 5
Tuyến có độ dài dự kiến khoảng 39km, đi qua các điểm Văn Cao – Ngọc Khánh – Đại lộ Thăng Long – Vành đai 4 – Hòa Lạc.
Tổng vốn dự kiến của dự án là 65.404 tỷ đồng và được dự kiến hoàn thành vào năm 2025.
2.7 Tuyến số 6
Đi quan các điểm Nội Bài – Phú Diễn – Hà Đông – Ngọc Hồi, tuyến số 6 có chiều dài dự kiến khoảng 43 km.
2. 8 Tuyến số 7
Tuyến số 7 có nhiệm vụ kết nối các điểm Mê Linh – Đô thị mới Nhổn – Vân Canh – Dương Nội với tổng chiều dài dự kiến khoảng 28km.
Tuyến đường này sẽ có vai trò kết nối khu vực nội đô tới các tỉnh phía Tây thành phố.
2. 9 Tuyến số 8
Các điểm mà tuyến số 8 đi qua là Sơn Đồng – Mai Dịch – vành đai 3 – Lĩnh Nam – Dương Xá với chiều dài dự kiến là 37km. Trong đó, 2 điểm Sơn Đồng - Mai Dịch và Lĩnh Nam – Dương Xá được quy hoạch trên cao, còn lại các tuyến khác sẽ đi ngầm.