Cách cúng nhập trạch khi về nhà mới

11/08/2020 - 10:03
|

Đối với người phương Đông, việc thờ cúng là vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong các dịp lễ lớn, ngày trọng đại. Do đó, khi dọn về nhà mới, người ta vẫn thường làm lễ nhập trạch để mang lại sự ấm êm, bình an cho gia đình.

Để có thể chuẩn bị một lễ nhập trạch đầy đủ và tươm tất, đừng quên bỏ qua hướng dẫn chi tiết của xemnha.vn trong bài viết dưới đây nhé!.

Lễ nhập trạch là gì? Ý nghĩa của lễ nhập trạch

Theo từ điển Hán Việt, "nhập" có nghĩa là vào còn "trạch" có nghĩa là nhà. Lễ nhập trạch hiểu theo cách đơn giản đó chính là nghi lễ vào nhà mới. 

Theo quan niệm của người phương Đông, mỗi vùng đất, ngôi nhà đều có thần linh cai quản, trấn giữ. Cho nên, khi chuyển đến nơi ở mới, gia chủ cần phải trình báo với thần linh cai quản mảnh đất, ngôi nhà ấy để được họ chấp thuận và bảo vệ gia đình, phù hộ cho gia đình bình an, vạn sự may mắn.

mam-cung-nhap-trach

Hướng dẫn làm lễ nhập trạch

Lễ nhập trạch là một trong những việc quan trọng, do đó cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng và đầy đủ nhất để lễ nhập trạch diễn ra được dễ dàng, suôn sẻ.

Một số điều cần chuẩn bị để làm lễ nhập trạch cụ thể dưới đây:

- Chọn ngày đẹp

Lễ nhập trạch dù nhỏ hay lớn thì đều nên xem xét lựa chọn ngày phù hợp. Ngày nhập trạch tốt cần đáp ứng được hai yếu tố đó là ngày đẹp về hoàng đạo và phù hợp với gia chủ. Nếu như không có kinh nghiệm trong việc chọn ngày, bạn có thể tham khảo ngày đẹp của các thầy phong thuỷ.

- Chuẩn bị đồ cúng

Đồ cúng nhập trạch gồm có 3 phần chính cần phải chuẩn bị là mâm ngũ quả, mâm cỗ thức ăn và hương hoa. Tuỳ theo điều kiện của mỗi gia đình, bạn có thể chuẩn bị mâm lớn hay mâm nhỏ, nhiều mâm hay một mâm miễn là có lòng thành sắm lễ. Tuy nhiên, phần đồ cúng cũng phải được chuẩn bị dựa trên một số nguyên tắc:

+ Mâm ngũ quả chuẩn bị 5 loại quả tươi ngon

+ Mâm cỗ thức ăn có thể lựa chọn đồ mặn hoặc đồ chay tuỳ theo từng gia đình. Bên cạnh đó cần chuẩn bị thêm 3 trà, 3 rượu, 3 thuốc lá

+ Hương hoa chuẩn bị gồm có hoa tươi, đèn ầy, hương ngang, cau trầu, vàng mã, hũ gạo, hũ muối, bình nước

- Văn khấn nhập trạch

Đối với lễ nhập trạch gồm có 2 phần là khấn thần linh thổ địa và khấn gia tiên. Do đó, cần chuẩn bị 2 bài văn khấn. Đọc bài văn khấn thần linh trước sau đó mới đến bài văn khấn gia tiên. 

Văn khấn thần linh nhập trạch

Văn khấn an trạch

Khi đọc cần đọc với thái độ thành tâm, tròn vành rõ chữ, giọng đọc lớn, rõng rạc để các vị thần linh cai quản, tổ tiên có thể nghe thấy lời trình bày.

- Một số đồ dùng cần chuẩn bị

Bên cạnh đó, theo phong tục của nhiều vùng địa phương còn cần chuẩn bị một số những đồ dùng như bếp than để ở cửa chính, chiếu đang sử dụng,... Ngoài ra, khi đi vào nhà mới, mọi thành viên trong gia đình đều nên cầm theo một đồ vật như: chổi mới, bếp lửa, gạo, muối, vàng bạc, tiền tài,...

Quy trình làm lễ nhập trạch

  • Bước 1: Đốt bếp than ở ngay cửa chính ra vào. Chủ nhà sẽ bước qua bếp than đầu tiên, chân trái bước trước, chân phải bước sau. Tay cầm bát hương cúng gia tiên.
  • Bước 2: Các thành viên còn lại lần lượt bước qua bếp than, trên tay cầm đồ vật may mắn.
  • Bước 3: Bật tất cả các bóng điện và mở toàn bộ hệ thống cửa trong căn nhà để khai thông mạch khí của ngôi nhà.
  • Bước 4: Bày mâm cúng
  • Bước 5: Thắp ngang và đại diện ra đình đọc văn khấn đã chuẩn bị. Những người còn lại ngồi phía sau người đại diện gia đình và thành tâm làm lễ.
  • Bước 6: Khi đã đọc xong bài khấn, gia chủ đi đun nước pha trà bằng bếp lửa đã chuẩn bị. Để nước sôi trên bếp từ 5 - 7 phút để khai hoả ngôi nhà, tạo nguồn sinh khí mới cho ngôi nhà.
  • Bước 7: Đốt vàng mã đã cúng là dưới rượu vào tàn tro.
  • Bước 8: Đổ đầy 3 hũ gạo, muối và nước để tượng trưng cho sự no đủ, sung túc. Hoàn thành lễ nhập trạch và có thể tuỳ ý mang đồ đạc vào nhà.

Nhập trạch về nhà mới

Một số điều lưu ý khi làm lễ nhập trạch

- Một số địa phương tổ chức lễ bái tạ khi đã thu dọn đồ lễ xong

- Nhớ khấn thần linh trước bài khấn gia tiên

- Chọn hướng bàn thờ phù hợp với gia chủ

- Gia chủ cần ngủ lại ít nhất 1 đêm sau khi làm lễ nhập trạch

- Lễ nhập trạch tránh những người tuổi Dần và phụ nữ mang thai

- Nên treo chuông gió trước cửa để xua tan tà khí

- Xông nhà mới bằng các loại thảo dược, gỗ thơm để xua đuổi chướng khí tích tụ trong nhà trước đó

- Nếu như căn nhà mới là chung cư, cần hỏi ý kiến ban quản lý toà nhà trước khi đốt bếp than vì có thể tạo khói dẫn đến báo động hệ thống cháy nổ chung cư

- Không ngủ trưa tại nhà mới vì điều ấy thể hiện sự lười nhác

- Có thể mới thầy cúng về làm lễ nhập trạch hoặc tự mình làm lễ đều được

Có thể bạn quan tâm: Những tuổi làm nhà đẹp trong năm 2023

Trên đây chính là các thông tin cần chuẩn bị, quy trình và cách thức tổ chức một lễ nhập trạch đúng quy trình. Mong rằng qua đây bạn sẽ tổ chức được một lễ nhập trạch suôn sẻ và có một cuộc sống ấm êm, hạnh phúc, an khang, thịng vượng!