Nghiệm thu căn hộ chung cư: Lưu ý chi tiết để không xảy ra sai sót
Bất cứ ai khi đã mua bán căn hộ chung cư cũng đều đếm ngược từng ngày đến khi được bàn giao căn hộ. Tuy vậy lần đầu nhận nhà với quá nhiều công việc, thủ tục khiến bạn dễ lúng túng mà không kiểm tra lỹ lưỡng căn hộ của mình. Bài viết dưới đây đưa ra cho bạn những lưu ý chi tiết mà bạn cần quan tâm để sở hữu một căn hộ hoàn hảo và trọn vẹn nhất.
Để có thể dễ dàng nhớ được các chi tiết cần phải kiểm tra, chúng tôi sẽ chia ra làm hai phần lớn là kiểm tra sở hữu chung bao gồm hệ thống thang máy, PCCC của tòa nhà. Bên cạnh đó là phần kiểm tra sở hữu riêng bao gồm hệ thống điện nước, phần nội thất và phần thô.
-
Kiểm tra sở hữu chung
-
Kiểm tra hộp phòng cháy chữa cháy
Đảm bảo chuông báo cháy và đầu phun nước để xem có hoạt động tốt hay không. Tìm kiếm hộp cứu hỏa bên ngoài hành lang gần nhất với căn hộ của mình và kiểm tra có đầy đủ các thiết bị cơ bản (vòi nước, búa,…) hay chưa.
-
Kiểm tra thang máy
Bước vào tòa nhà, bạn cần phải để ý cách hoạt động của thang máy xem quá trình đóng mở cabin có an toàn không, lúc bấm thang có lên đúng tầng hay không.
-
Phần sở hữu riêng
-
Đối với hệ thống điện
Kiểm tra các ổ cắm đã được kết nối đến nguồn điện hay chưa hoặc bố trí ổ điện có hợp lý không. Tiếp đó, bạn cần kiểm tra tòa bộ hệ thống đèn xem có hoạt động tốt, nếu có cháy hay vỡ phải yêu cầu sửa chữa ngay.
-
Hệ thống điều hòa
Bạn cần kiểm tra hệ thống điều hòa chạy có ổn định hay không. Do đó khi vừa bước vào căn hộ hãy bật điều hòa đầu tiên để thử xem điều hòa có mát và phần cục nóng có bị rò rỉ nước ra bên ngoài hay không.
-
Hệ thống đường nước và thoát sàn
Kiểm tra các vòi nước về lực chảy, có bị rỉ nước hay không. Bình nóng lạnh cần được kiểm tra đường ống, đường điện đã có dây mát chống giật hay chưa. Bên cạnh đó, hệ thống thoát sàn cũng cần phải thử hoạt động để xem có gặp vấn đề gì không, đảm bảo khi nước chảy có thể thoát ngay xuống cống và mặt sàn không có nước đọng.
-
Nội thất căn hộ
- Kiểm tra căn hộ đã có đủ các nội thất cơ bản như trong hợp đồng hay chưa. Kiểm tra các tủ trong căn hộ có thể đóng và dễ dàng hay có bị lỗi kỹ thuật gì không để bên chủ đầu tư thay thế và sửa chữa.
- Kiểm tra các thiết bị điện tử trong căn hộ có hoạt động tốt hay gặp vấn đề gì về kỹ thuật, hỏng móc hay không.
- Kiểm tra hệ thống cửa bao gồm cả cửa sổ và cửa chính có hoạt động tốt hay không, các bộ phận đi kèm đã được lắp đặt đẩy đủ hay chưa, các ổ khóa có bị rỉ, kẹt hay các cửa trượt có bị vênh, lệch hay không.
- Phần sàn gỗ căn hộ phải được đảm bảo không bị ép, lún, phồng, lỗi hay bị thấm nước.
- Mặt đá của bàn bếp không có dấu hiệu nứt, vỡ. Các viên gạch đặt thẳng hàng.
-
Hệ thống tường
Kiểm tra tường nhà có bị nứt, méo và đúng theo bản vẽ hay không và yêu cầu xử lý ngay tránh để ngấm nước làm hỏng tường trong trường hợp có dấu hiệu bị mốc. Bên cạnh đó, kiểm tra phần sơn tường có bị xước hay không. Đảm bảo rằng các lớp sơn phải được sơn mịn, phẳng không bị chỗ dày chỗ mỏng.
-
Hệ thống trần nhà
Hệ thống trần nhà cũng cần phải được xử lý phẳng và yêu cầu sơn lại nếu không được như ý muốn của bạn. Trần và tường phải có màu sơn tương đồng với nhau.
-
Hệ thống ban công
Ban công được đảm bảo hoàn toàn sạch sẽ, phần lan can không bị rỉ đồng thời phần thoát nước hoạt động tốt, tránh nước tràn vào trong nhà làm hỏng sàn gỗ.
Sau khi kiểm tra đầy đủ các chi tiết trong căn hộ, bạn hãy ký biên bản nghiệm thu và bàn giao căn hộ đồng thời sử dụng tem niêm phong căn hộ trước khi chính thức chuyển về ở. Lưu ý phải đóng tất cả các cửa, bảng điện và yêu cầu giao nộp đầy đủ các điều kiển thiết bị cũng như chìa khóa cửa trong căn hộ và đừng quên bàn giao các chỉ số đồng hồ điện, nước với ban quản lý tòa nhà. Bên cạnh đó bạn cũng nên sớm làm việc với ban quản lý để đăng kí thẻ thang máy, điện, nước, internet,…