5 dấu hiệu phát hiện dự án “ma”

06/12/2019 - 08:31
|

Thời gian gần đây, sự xuất hiện của một loạt các dự án “ma”, đặc biệt như vụ Alibaba đã kiến thị trường bất động sản có nhiều xáo động, hỗn loạn. Nếu như không có những dấu hiệu để cảnh giác, khách hàng dễ dàng rơi vào tình trạng “tiền mất tật mang”.

Bài viết dưới đây, trang đăng tin bất động sản Xemnha sẽ chỉ ra 5 dấu hiệu nhận biết của một dự án ảo trên thị trường:

Mảnh đất được dao bán

Nhiều mảnh đất nông nghiệp chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc nằm trong diện quy hoạch vẫn được rao bán - Ảnh minh họa

1. Không phải là đất dự án

Không thuộc bất kỳ một dự án nào, các dự án “ma” thực tế chỉ là những lô đất riêng lẻ của các cá nhân, đã được lách luật sử dụng từ đất nông nghiệp tối thiểu.

Để xây dựng một dự án, cần phải được quy hoạch đồng bộ, đặc biệt cần có quyết định phê duyệt của cơ quan có thầm quyền và được kiểm tra, giám sát bởi các cơ quan nhà nước. Do vậy, các dự án đất “thực” trên thị trường hiện nay cũng có song số lượng không quá nhiều như các dự án ảo được chào mời trên khắp các diễn đàn.

2. Giá rẻ, lợi nhuận hấp dẫn

Theo các chuyên gia đầu tư bất động sản, giá trị thực của các lô đất có thể chuyển đổi mục đích sử dụng thì không hề rẻ. 

Trong khi đó, các dự án đất “ma” được chào bán với mức giá vô cùng thấp, thêm vào đó là lời hứa hẹn sẽ tăng giá cao chỉ trong vài tháng, có thể tăng lên gấp 2 – 3 lần. Chính điều này đã làm nên miếng mồi ngon để lôi kéo khách hàng.

3. Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ

Các dự án “thực” thường được quy hoạch hạ tầng đồng bộ theo quy định của Nhà nước về xây dựng cơ sở hạ tầng đối với các dự án phân lô bán đất. Trong khi đó, các dự án ảo không được đồng bộ về hạ tầng giao thông, nhiều dự án lối đi chỉ là đường đất lối mòn, có nơi được lát sỏi tạm thời, hoàn toàn không đáp ứng yêu cầu theo quy định.

Một khu đất ở Phan Thiết (Bình Thuận) được làm đường trải sỏi tạm để tạo lòng tin với người mua nhưng không hề có hệ thống cấp điện, cấp thoát nước 

4. Pháp lý không minh bạch

Pháp lý là một điều mà mọi dự án đều không thể thiếu. Dự án chỉ được phép bán khi đã có đầy đủ giấy tờ pháp lý theo quy định của nhà nước. 

Trong khi ấy, các dự án “ma” lại không có được những tài liệu pháp lý đúng chuẩn của một dự án. Hầu hết khi khách hàng muốn được cung cấp giầy tờ pháp lý, người bán hàng chỉ đưa ra những sổ đỏ giả, sổ lớn nhưng không rõ người đứng tên. Những giấy tờ này hoàn toàn không đủ tính xác thực trước pháp luật và cũng không đơn vị nào có thể đảm bảo những thông tin được in trong các tài liệu này.

Do vậy, khách hàng cần tham khảo kỹ các tài liệu hồ sơ pháp lý của dự án để tránh mua phải các dự án ma. Nếu như không thực sự am hiểu, khách hàng có thể nhờ luật sư hoặc những người có kinh nghiệm để được tư vấn, giúp đỡ.

5. Chủ đầu tư không uy tín

Không phải là những tên tuổi có vị thế trên thị trường, hầu hết các dự án “ma” đều do một nhóm nhỏ các nhà môi giới hay các chủ đất địa phương tự lập ra, chi tiền xây dựng hạ tầng, phân lô để bán với lợi nhuận siêu hấp dẫn.

dự án Alibaba

Kinh nghiệm của nhà đầu tư đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt dự án phát triển mạnh mẽ cũng như đảm bảo niềm tin đối với khách hàng. Các nhà đầu tư uy tín sẽ không đưa ra những cam kết lợi nhuận quá cao nhằm đảm bảo uy tín và sự chuyên nghiệp cũng như tên tuổi của mình đối với khách hàng.

Cuối cùng, trước khi quyết định đầu tư thì các nhà đầu tư nên tìm hiểu thật kỹ càng mọi góc độ về dự án mà mình lựa chọn. Đây chính là bí quyết thành công của những nhà đầu tư bất động sản thông thái.