Những sai lầm thường mắc phải khi mua căn hộ chung cư lần đầu
Hiện nay xu hướng lựa chọn sinh sống tại căn hộ chung cư đang được nhiều người lựa chọn đặc biệt là gia đình trẻ nhưng không phải ai cũng có kinh nghiệm khi lựa chọn mua căn hộ chung cư. Để tránh những sai lầm đáng tiếc chúng tôi sẽ đưa ra những sai lầm để bạn tránh khi gặp phải.
1. Không cân nhắc khả năng tài chính khi mua nhà
Không phải ai cũng có đủ tiền để trả hết số tiền mua căn hộ chung cư, nắm bắt được tình hình đó nhiều chủ đầu tư đưa ra chính sách mua nhà trả góp để tạo điều kiện cho nhiều người có thu nhập trung bình và thấp sở hữu mái ấm cho riêng mình. Bên cạnh đó cũng có nhiều hệ lụy kèm theo khi người mua nhà không tìm hiểu kỹ về chính sách này và bị người môi giới dắt mũi đưa ra nhiều ưu đãi khủng nhưng phía sau là cả một âm mưu.
Khi mua nhà bạn cần phải có trong tay ít nhất 30% tổng giá trị căn hộ, như vậy khi trả tiền lãi hàng tháng bạn sẽ không bị áp lực. Và bạn nên nhớ ngoài tiền trả góp bạn còn một số tiền phát sinh như: tiền điện, tiền nước, tiền gửi xe, tiền phí công cộng,... Vậy nên trước khi quyết định mua nhà trả góp bạn phải bàn bạc kỹ với các thành viên trong gia đình để quyết định vay và đảm bảo trả góp đủ hàng tháng mà vẫn có đủ tiền lo chi phí sinh hoạt, ăn uống, đi lại và phòng rủi ro không đáng có.
Mùa nhà là một việc lớn của đời người chính vì vậy bạn cần cân nhắc khả năng tài chính thật kỹ cũng như tìm hiểu nhiều hơn về ngôi nhà, chủ đầu tư, ngân hàng hay chính sách ưu đãi.
2. Chưa tìm hiểu kỹ thông tin về chủ đầu tư
Đối với mỗi dự án yếu tố chủ đầu tư là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến nhiều vấn đề xoay quanh căn hộ như: chất lượng nhà ở, thời gian bàn giao, hệ thống tiện ích nội và ngoại khu, vị trí dự án, . . . .
Có nhiều chủ đầu tư lợi dụng vào truyền thông để phóng đại hình ảnh “biến không thành có” nhằm lừa khách hàng thiếu kinh nghiệm. Và họ có nhiều chiêu trò để “tô hồng” hồ sơ của mình, hơn nữa họ có thể thiết lập một dự án ảo để qua mắt chính quyền cũng như nhiều khách hàng. Chính vì vậy bạn cần phải nghiên cứu và tìm hiểu về chủ đầu tư dự án mà bạn dự định mua để xem họ có từng vướng vào các dự án ma, giao nhà chậm tiến độ, lừa đảo, . . .bảo vệ quyền lợi của bản thân nên đặt hàng đầu.
3. Không tìm hiểu kỹ cơ sở hạ tầng môi trường xung quanh
Thường khi lựa chọn dự án bán chỉ quan tâm chủ đầu tư, chất lượng căn hộ, chính sách ưu đãi,... mà vô tình lãng quên cơ sở hạ tầng môi trường xung quanh, tình trạng này sẽ dẫn đến hậu quả đầu tư tiền đầy đủ hay tệ hơn là đến khi nhận nhà mới biết đến cơ sở hạ tầng môi trường xung quanh.
Bạn nên đến khu vực dự án để xem xét cơ sở hạ tầng xung quanh như thế nào, đừng tin vào các chiêu trò truyền thông, những lời nói của người môi giới bởi có thể họ cũng chỉ là người ngồi ở nhà và nói những điều tốt đẹp cho bạn mà thôi. Rất nhiều trường hợp dở khóc dở cười khi nhận được căn hộ gần nghĩa địa, vắng vẻ, xa các tiện ích xã hội, nơi ở là khu tệ nạn, . . .
4. Thiếu kiến thức kiểm tra hồ sơ pháp lý dự án
Hồ sơ pháp lý dự án là một trong những vấn đề khá phức tạp và khó hiểu chính vì vậy chỉ có người trong “ngành” mới có thể hiểu được những giấy tờ đó. Vì vậy nên nhiều khách hàng bị lừa bằng giấy tờ giả.
Một bộ hồ sơ pháp lý đầy đủ của dự án hợp pháp gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyết định phê duyệt quy hoạch 1/500, giấy phép xây dựng, hồ sơ dự án, bản vẽ thi công đã được phê duyệt, giấy phép xây dựng, nghiệm thu hoàn thành xong phần móng toà nhà, văn bản chấp thuận đủ điều kiện bán nhà hình thành trong tương lai.
Trong các tài liệu trên, chúng ta cần lưu tâm tới hồ sơ Dự án. Giấy tờ Dự án được gọi là đầy đủ nếu bao gồm: Quyết định duyệt y chủ trương đầu tư dự án, quyết định đầu tư dự án, thiết kế cơ sở đã được thẩm định và chuẩn y, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng đã được thẩm định và duyệt (nếu có).
Và một số văn bản pháp lý khác như: Quyết định giao đất/cho thuê đất, giải phóng mặt bằng và bồi thường, giấy tờ năng lực của Chủ Đầu tư, quyết định chọn lựa nhà thầu lập dự án, quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 được ưng chuẩn. Các văn bản liên quan tới nhân cách pháp lý/chứng chỉ hành nghề của Chủ đầu tư: Văn bản thẩm ưng chuẩn phòng cháy/chữa cháy, báo cáo kiểm tra ảnh hưởng môi trường (nếu có) và một số văn bản khác bộ hạ vào từng dự án biệt lập.
Dựa vào các giấy tờ trên bạn có thể kiểm tra thật kỹ những giấy tờ để chứng minh dự án đó được cấp phép và không phải dự án ma.
4. Không quan tâm đến các khoản phí phải trả khi về ở
Như đã nói ở trên hàng tháng ngoài tiền lãi trả góp cho ngân hàng bạn còn có các khoản chi phí phải chi trả khi về ở như phí sinh hoạt, tiền ăn uống, đi lại, ma chạy cưới hỏi và đặc biệt tiền dự trù khi có trường hợp không may xảy ra.
Nếu không tính toán chi tiết bạn sẽ rơi vào cảnh lúng túng khi gặp phải vấn đề không mong muốn. Và rất dễ rơi vào “nợ nần chồng chất” và nguy cơ mất trắng vào thời gian tới. Điều đó là một điều tồi tệ nên hãy suy tính thật kỹ trước khi quyết định mua nhà trả góp cùng các chi phí hàng tháng.
5. Không đọc kỹ các điều khoản trong hợp đồng
Rất nhiều người cảm thấy vui khi mua nhà nên “quên mất” không đọc kỹ các điều khoản nên có trường hợp đến lúc gặp chuyện gì thì bị “hớ” và bị mất quyền lợi. Bạn phải đọc kỹ hợp đồng để xem giá trị cùng thời gian thanh toán như thế nào có phù hợp không, liệu mình có thanh toán kịp tiến độ không. Mình được hưởng những quyền lợi gì, đã đủ chưa, còn thiếu điều gì không. Nghĩa vụ của mình là gì có phù hợp không.
Hợp đồng là bản cam kết giữa hai bên là bằng chứng chứng minh những lời nói và hành động của hai bên nên đó chính là chứng cứ khi có chuyện rủi ro xảy ra.
6. Nhận bàn giao căn hộ khi dự án chưa được nghiệm thu
Nếu bạn nhận bàn giao căn hộ khi dự án chưa được nghiệm thu sẽ có nhiều bất cập xảy ra, tất cả chưa hoàn chỉnh và chưa được kiểm tra kỹ dễ xảy ra những điều không mong muốn nhất là đối với căn hộ chung cư, vấn đề an toàn không được đảm bảo, hệ thống điện, vòi nước chưa hoàn thiện hay không hoạt động, phòng vệ sinh bị tắc, sơn không đều, tường lồi lõm, sàn nhà thấp, lan can thiếu an toàn, hệ thống đèn chập chờn, cửa kính có vết xước, khu bếp chưa được gắn hệ thống hút khói, . . . . Để tránh những vấn đề trên hãy nghiệm thu rồi mới nhận bàn giao nhà.
7. Không kiểm tra lại diện tích và nội thất khi nhận nhà
Diện tích nhà thường ít ai quan tâm và đo lại khi nhận nhà và chính vì điều đó có thể nhà đầu tư đã thu hẹp diện tích ngôi nhà của bạn mà bạn không hề hay biết. Điều đó sẽ làm thiệt hại, ảnh hưởng tới không gian sống của gia đình bạn, vậy nên hãy bỏ chút thời gian để làm điều đó nhé. Quyền của bạn sẽ nằm trong bàn tay bạn và được quyết định bởi bạn.
Trên đây là những sai lầm thường mắc phải ở những người mua nhà đầu tiên, Xemnha.vn hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn có một ngôi nhà hoàn hảo và không mắc sai lầm đáng tiếc.