Quy hoạch đường vành đai số 4 và vành đai số 5 Hà Nội

12/06/2020 - 13:52
|

Để giải quyết triệt để tình trạng ùn tắc giao thông vốn là “đặc sản” của Hà Nội, cùng với đó là thúc đẩy quá trình giao thương giữa các tỉnh thành, Thủ tướng đã quyết định phê duyệt quy hoạch đường vành đai số 4 và số 5 Hà Nội.

 1. Quy hoạch đường vành đai số 4 

Bản đồ quy hoạch đường vành đai 4

Bản đồ quy hoạch đường vành đai 4

Đường vành đai số 4 được xây dựng với mục đích phục vụ giao thông vùng thủ đô, đồng thời kích thích sự tương tác với các vùng ngoại ô, nhằm mang đến sự thuận tiện trong di chuyển đồng thời tạo nên nhiều giao lưu kinh tế, xã hội, đóng góp cho sự phát triển trong tương lai

Với chi phí dự kiến là 50 nghìn tỉ đồng theo hình thức đầu tư BOT, dự án sẽ dự kiến hoàn thành trước 2020. 

Theo như dự án đã tính toán, đường vành đai 4 có tổng chiều dài 98km, thông qua 14 quận huyện với địa giới hành chính trực thuộc 3 tỉnh là Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh.

  • Hà Nội: Đường vành đai 4 trong địa phận Hà Nội sẽ đi qua các điểm là đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai thuộc Sóc Sơn – Mê Linh – vượt song Hồng (qua cầu Hồng Hà) – xã Hồng Hà, Đan Phượng – xã Đức Thượng, Hoài Đức – cắt ngang đại lộ Thăng Long – quốc lộ 6, Yên Nghĩa, Hà Đông – quốc lộ 1A, Văn Bình, Thường tín – vượt song Hồng (qua cầu Mễ Sở) – Khoái Châu, Hưng Yên với tổng chiều dài tự tính là 56.5 km.
  • Hưng Yên: Đường vành đai 4 trong địa phận Hưng Yên sẽ bắt đầu từ huyện Khoái Châu – Yên Mỹ - Văn Giang – Văn Lâm – quốc lộ 5 (đoạn gần trạm thu phí Hà Nội – Hải Phòng) – đường sắt Hà Nội – Hải Phòng – Nguyệt Đức, Bắc Ninh, có tổng chiều dài khoảng 20.3 km.
  • Bắc Ninh: Đường vành đai 4 trong địa phận Bắc Ninh kết nối bắt đầu từ điểm xã Nguyệt Đức – Trạm Lộ, Thuận Thành – vượt song Đuống (qua cầu Hồ) – nối đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long tại Nam Sơn, Bắc Ninh và đây được xem là điểm kết thúc của đường vành đai 4. 

Quy mô xây dựng được dự tính lên đến khoảng 1230 ha, trong đó đường được chia làm 2 phần riêng biệt là đường cao tốc và đường song hành. Trong đó, đường cao tốc được xây dựng theo tiêu chuẩn loại A, có chiều rộng là 120m và đủ cho 6 làn xe với vận tốc thiết kế là 100km/h. Đường song hành là đường nằm rìa 2 bên đường cao tốc, đủ cho 2 làn xe qua lại.

Tuyến đường vành đai 4 không chỉ cải thiện giao thông Hà Nội – vốn luôn găp tình trang ách tắc thường xuyên mà còn kích thích thị trường bất động sản tại những khu vực mà nó đi qua. 

2. Quy hoạch đường vành đai số 5 

Bản đồ đường vành đai 5

Bản đồ quy hoạch đường vành đai 5 

Nếu như đường vành đai 4 chủ yếu tập trung vào việc giải quyết gánh nặng giao thông đô thị, thì đường vành đai số 5 lại đảm nhiệm công việc kết nối 8 tỉnh thành cận Hà Nội. 
Theo như dự án quy hoạch, con đường này sẽ đi qua vùng địa giới hành chính của 36 quận huyện và 8 tỉnh thành là Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên và Vĩnh Phúc.

Cụ thể, trong từng địa phận quy hoạch Hà Nội, đường vành đai số 5 có chiều dài và diện tích lấy đất dự kiến sẽ là: 
-    Hà Nội: 48 km – 260 ha
-    Hòa Bình: 35,4 km – 192 ha
-    Hà Nam: 35,3 km – 152 ha 
-    Tháu Bình: 28,5 km – 169 ha 
-    Hải Dương: 52,7 km – 290ha 
-    Bắc Giang: 51,3 km – 238 ha 
-    Thái Nguyên: 28,9 km – 117 ha
-    Vĩnh Phúc: 51,5 km – 114 ha 

Tổng chiều dài dự kiến của đường vành đai số 5 là 331,5km với số vốn đầu tư là 85 561 tỷ đồng (tính theo giá trị năm 2013). 

Theo đề án thiết kế xây dựng, đường vành đai 5 sẽ có đường song hành quy mô từ 4 đến 6 làn xe với bề rộng tối thiểu tương đương 25,5 – 33m.

Dự kiến trong thời gian tới, ngay sau khi đường được đưa vào khai thác sẽ tạo nên “cú hích” mạnh đến quá trình giao thương giữa các tỉnh thành, đặc biệt là giữa các tỉnh thành với khu vực Hà Nội, từ đó phát triển kinh tế, thúc đẩy chất lượng cuộc sống nhân dân. 

Đỗ Linh 

Theo xemnha