Quy trình và thủ tục mua bán đất thổ cư mới nhất

19/08/2020 - 13:58
|

Thủ tục mua bán đất thổ cư đã được quy định rõ ràng bởi các điều Luật cụ thể. Tìm hiểu rõ ràng về thủ tục và thực hiện theo đúng pháp luật không chỉ là trách nhiệm của bên mua và bán mà còn là căn cứ pháp lý chính xác để hạn chế những rủi ro không đáng có. 

Thủ tục mua bán nhà đất thổ cư

Thủ tục mua bán đất thổ cư được xác định và căn cứ theo Pháp luật Việt Nam

I. Quy trình mua bán đất Thổ cư theo quy định Pháp luật

Thủ tục mua bán nhà đất thổ cư hay còn gọi là thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được quy định rõ ràng trong điều luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gồm các bước như sau:

Bước 1: 

Đại diện bên mua và đại diện bên bán sẽ cùng tiến hành công chứng tại Văn phòng công chứng hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường nơi tại nơi miếng đất thuộc quản lý hành chính (ví dụ khi mua miếng đất A có vị trí tại phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, người mua và người bán phải đến UBND phường Thụy Phương để tiến hành công chứng).

Xét theo Điều 40, điều 41 thuộc bộ Luật Công chứng năm 2014, các giấy tờ cần công chứng bao gồm:
+ Phiếu yêu cầu công chứng (điền thông tin theo mẫu có sẵn)
+ Dự thảo hợp đồng (nếu có)
+ Giấy tờ tùy thân của cả 2 bên mua và bán (bản sao)
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bên bán (bản sao)
+ Các giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch theo quy định của pháp luật (bản sao)
Lưu ý: 
- Khi nộp bản sao, người công chứng đồng thời phải đính kèm bản chính để bên công chứng xác nhận và đối chiếu.
- Tại địa phương diễn ra quá trình công chứng, người yêu cầu công chứng phải có đầy đủ kết quả thẩm định, đo đạc thửa đất cần mua, được tiến hành khảo sát bởi Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp. 

Bước 2: 

2 bên mua và bán có trách nhiệm tiến hành kê khai nghĩa vụ thuế tại Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện nơi thửa đất thuộc quyền kiểm soát.
Căn cứ theo luật, hồ sơ kê khai nghĩa vụ thuế bao gồm: 
+ Tờ khai lệ phí trước bạ (02 bản)
+ Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (02 bản)
+ Hợp đồng công chứng đã lập (01 bản)
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản (01 bản sao đã công chứng)
+ Giấy chứng minh và hộ khẩu của cả bên mua và bên bán (02 bản sao đã công chứng)

Sau khi các giấy tờ được hoàn tất và thủ tục được chấp thuận, 2 bên mua và bán sẽ được nhận thông báo nộp thuế và tiến hành nộp thuế trong thời gian tối đa 10 ngày.

Bước 3:

Khi toàn bộ giấy tờ được hoàn thành, 2 bên mua và bán hoàn thiện khoản thuế trong thời gian đã quy định, thủ tục sẽ chuyển đến nước kê khai sang tên quyền sử dụng đất.

Căn cứu theo Điều 100, Luật đất đai Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các giấy tờ cần phải nộp như sau:
+ Đơn đề nghị cấp sổ đỏ 
+ Hợp đồng chuyển nhượng
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bên bán 
+ Chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu bên mua (bản sao đã công chứng)
+ Giấp chứng nhận đã nộp tiền vào ngân sách nhà nước
+ Thời hạn giải quyết giất tờ kéo dài tối đa trong 15 ngày. 

Xem tới đây chắc hẳn, bạn đang quan tâm đến: Cách tính giá đất chuẩn xác

II. Những lưu ý cần thiết khi giao dịch mua đất thổ cư


Mặc dù việc mua bán đất thổ cư đã xuất hiện và trở nên phổ biến từ rất nhiều năm về trước nhưng vẫn có những trường hợp người mua bị “cò đất” hoặc người bán lừa bán đất không có sổ đỏ, đất đang thuộc diện quy hoạch, đất công,… gây nên những mất mát lớn. Vì vậy, hãy tham khảo một vài kinh nghiệm dưới đây để quá trình mua bán đất thổ cư hợp pháp và chắc chắn hơn: 

2.1 Không mua đất thổ cư không có sổ đỏ

Sổ đỏ chính là loại giấy tờ pháp lý cao nhất khẳng định tính hợp pháp của thửa đất trong quá trình mua bán. Dựa vào sổ đỏ, người mua không chỉ nắm rõ được chính xác những đặc điểm cơ bản của thửa đất, mà đây còn là giấy tờ quan trọng hàng đầu trong quá trình mua/bán/sử dụng trong tương lai.

Đất nền khu dân cư Mỹ Phước

Cũng vì tính pháp lý này mà nhiều mảnh đất không có sổ đỏ được giao bán giá rẻ tràn lan trên khắp các phương tiện thông tin đại chúng, nhằm đánh vào tâm lý “ham của rẻ” của đại đa số khách hàng. Hầu hết các mảnh đất không có sổ đỏ đều thuộc diện tranh chấp, quy hoạch,… hoặc vướng mắc một vài các vấn đề pháp lý. Khi mua những mảnh đất thế này, người mua không những gặp khó khăn trong quá trình sử dụng mà thậm chí có thể mất trắng.

2.2 Thông tin rõ ràng, chính xác 

Ngay cả khi nắm chắc sổ đỏ trong tay, việc xác minh với bên thứ 3 có thẩm quyền vẫn là điều vô cùng cần thiết. Việc làm giả sổ đỏ, đo đạc sai giữa diện tích trong sổ đỏ với diện tích thực tế vẫn xuất hiện ngày một nhiều, gây khó khắn trong công tác xác nhận. Chính vì vậy, người mua cần đặc biệt tỉnh táo và cẩn trọng, kiểm tra, xác minh, tiến hành đo đạc chính xác để hạn chế tối đa những nhầm lẫn không đáng có.