Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất

05/09/2022 - 21:32
|

Mua bán nhà đất là một hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất được quy định và bảo vệ bởi pháp luật Việt Nam. Vì vậy, trước mỗi hoạt động giao dịch cần chuẩn bị hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất để các giao dịch được hợp pháp, đồng thời bảo vệ quyền lợi cho người mua và người bán. 

Tuy nhiên, trước đây các bên mua và bán không có một mẫu chung nào cụ thể về việc đặt cọc mua bán nhà đất, bởi đây là thỏa thuận dân sự giữa hai bên. Bài viết này xemnha.vn sẽ cung cấp tới bạn mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất mới nhất năm 2023.

1. Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất là gì?

Đặt cọc được coi là một biện pháp để đảm bảo mà bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một tài sản đặt cọc trong một thời gian quy định để thực hiện hợp đồng. Đặt cọc là loại giao dịch thông dụng đối với việc chuyển nhượng, mua bán những tài sản có giá trị lớn như mua bán nhà, đất. Do đó, các bên có liên quan luôn quan tâm đến giá trị pháp lý của hợp đồng đặt cọc.

Đặt cọc - Thủ tục quan trọng khi tiến hành mua bán nhà

2. Những điều khoản pháp lý trong hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất cần có 

Trong thời gian thực hiện một giao dịch nhà đất, người mua không thể tránh khỏi những vấn đề về mặt pháp lý có thể xảy ra. Vì vậy, người mua cần chú ý tới một số vấn đề trước khi đặt bút ký một hợp đồng mua bán bất kỳ.

Trước hết, người mua cần xác định về tính hợp pháp của bất động sản, cụ thể như bất động sản có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không, bất động sản có đang trong thời gian tranh chấp hoặc có đang là đối tượng đảm bảo của một giao dịch nào hay không, các vấn đề như cầm cố, thế chấp. Ngoài ra, người mua cũng cần xác định rõ loại đất đang giao dịch để phù hợp với mục đích sử dụng, đồng thời cần xác định ai là chủ sở hữu, sử dụng của bất động sản.

Khi tiến hành ký kết hợp đồng đặt cọc, người mua cần xác định một số vấn đề cụ thể như xác định mục đích đặt cọc dựa vào sự thỏa thuận của các bên. Mục đích đặt cọc có thể dùng bảo đảm việc giao kết hợp đồng hoặc bảo đảm việc thực hiện hợp đồng, thậm chí là cả hai.

Thứ hai là về chủ thể sẽ ký kết hợp đồng, đây phải là người có tên trong GCN hoặc giấy tờ tương đương. Trường hợp có giấy ủy quyền từ chủ sở hữu thì cần phải xác định giới hạn ủy quyền.

Tiếp theo, về đối tượng đặt cọc, đối tượng của đặt cọc là một khoản tiền hoặc vật có giá trị khác theo khoản 1 Điều 328 BLDS 2015.

Xác định mục đích đặt cọc dựa vào thoả thuận hai bên

Xác định mục đích đặt cọc dựa vào thoả thuận của hai bên

Trong trường hợp thỏa thuận đặt cọc được phát sinh từ trước khi các bên thiết lập quyền hạn và nghĩa vụ mà các bên không thỏa thuận về mục đích của đặt cọc thì biện pháp đặt cọc sẽ đảm bảo giao kết hợp đồng. Lúc đó, khi thỏa thuận đặt cọc có hiệu lực pháp lý nó sẽ bắt đầu ràng buộc các bên trong quan hệ. 

Còn trong trường hợp các bên chủ thể thỏa thuận mục đích của đặt cọc là vừa nhằm giao kết hợp đồng, đồng thời thực hiện hợp đồng thì hiệu lực của thỏa thuận sẽ kéo dài từ khi các bên giao kết thỏa thuận đặt cọc đến khi giao kết hợp đồng. 

Ngoài ra, cũng cần xác định nội dung hợp đồng, do cơ bản nội dung của hợp đồng đặt cọc phải tuân theo các quy định chung về hợp đồng dân sự, từ đó đảm bảo tính pháp lý chặt chẽ.

3. Những thông số quan trọng cần có trong hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất 

Những nội dung quan trọng khi ký hợp đồng

Những nội dung quan trọng khi ký hợp đồng

Các nội dung quan trọng cần có trong hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất cụ thể gồm phần đối tượng của hợp đồng như thông tin về quyền sử dụng đất và nhà ở; thời hạn đặt cọc; giá chuyển nhượng; các mức đặt cọc; những quyền và nghĩa vụ của bên nhận đặt cọc và bên đặt cọc; phương thức giải quyết khi các bên có tranh chấp; cam kết của các bên về tình trạng pháp lý của nhà đất); và các điều khoản thi hành.

4. Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất chuẩn xác

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----o0o-----

HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC

V/v: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất

Hôm nay, ngày … tháng … năm 2022, tại địa chỉ:............... chúng tôi gồm có: 

BÊN A (BÊN ĐẶT CỌC)

Họ và tên: ……………...Giới tính: ……………..

Sinh ngày: ……………..         Dân tộc: Kinh              Quốc tịch: Việt Nam

Chứng minh nhân dân số: ……………..

Ngày cấp: ……………..            Nơi cấp: ……………..

Hộ khẩu thường trú: ……………..

Chỗ ở hiện tại: ……………..

BÊN B (BÊN NHẬN ĐẶT CỌC):

Họ và tên: ……………...Giới tính: ……………..

Sinh ngày: ……………..       Dân tộc: Kinh              Quốc tịch: Việt Nam

Chứng minh nhân dân số: ……………..

Ngày cấp: ……………..            Nơi cấp: ……………..

Hộ khẩu thường trú: ……………..

Chỗ ở hiện tại: ……………..

Cùng vợ/ chồng: ……………..

Sinh ngày: ……………..

Chứng minh nhân dân số: ……………..

Hộ khẩu thường trú: ……………..

Sau khi thỏa thuận, các bên cùng nhất trí đi đến ký Hợp đồng đặt cọc để bảo đảm thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo các thoả thuận sau đây:

Điều 1: Đối tượng của hợp đồng

1. Đối tượng của hợp đồng là số tiền: ……………….mà bên A đặt cọc cho bên B để được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đố với thửa đất…………

1.1. Quyền sử dụng đất

  • Diện tích chuyển nhượng:.........

Thửa đất: ……; Tờ bản đồ…………..

Địa chỉ thửa đất: ……..

Mục đích sử dụng: ……………

Thời hạn sử dụng: …………………………

  • Tài sản gắn liền với đất: Nhà ở

Loại nhà:......     ; Diện tích: ……….

Kết cấu nhà: ……………………

Diện tích xây dựng: ……………..

Năm hoàn thành xây dựng: ……………….

Điều 2: Bằng Hợp đồng này, Bên A đồng ý đặt cọc và Bên B đồng ý nhận tiền đặt cọc số tiền trên để bảo đảm thực hiện việc chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng toàn bộ quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở ế nêu trên với các thỏa thuận dưới đây:

2.1. Giá chuyển nhượng

Giá chuyển nhượng là: ……………..

2.2. Phương thức đặt cọc và thanh toán: ……………..

2.3. Tiến hành thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng và đăng ký sang tên quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

2.4. Thời hạn đặt cọc là 60 ngày kể từ ngày các bên ký hợp đồng.

Điều 3. Xử lý tiền đặt cọc

Nếu bên A  không nhận chuyển quyền sử dụng đất thì bên A mất số tiền đặt cọc cho bên B.

Nếu bên B không chuyển quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất nêu trên cho bên A thì bên B phải hoàn trả số tiền đặt cọc lại cho bên A.

Điều 4: Phương thức giải quyết tranh chấp

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng mà phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau. Trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. Mọi tranh chấp sẽ được phán xử theo quy định của luật pháp Việt Nam.

Điều 5: Cam đoan

5.1. Bên A cam đoan

  • Giao kết hợp đồng trên cơ sở  tự nguyện, không bị lừa dối, ép buộc.
  • Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này.
  • Đã xem xét kỹ về thửa đất chuyển nhượng và các giấy tờ có liên quan đến quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

5.2. Bên B cam đoan

  • Cam kết tính hợp pháp của mảnh đất và quyền sở hữu hợp pháp đối với đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất;
  • Có trách nhiệm tạo mọi điều kiện cho Bên A hoàn tất các thủ tục có liên quan đến việc đăng ký sang tên quyền sử dụng đất,tài sản gắn liền với đất tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sau khi ký chuyển nhượng.
  • Ký kế hợp đồng trên cơ sở tự nguyện, không bị ép buộc;
  • Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này.

Điều 6: Điều khoản cuối cùng

Hai bên đã tự đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này.

Hợp đồng có hiệu lực từ ngày được Tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận.

Bên A

(Ký, ghi rõ họ tên)

Bên B

(Ký, ghi rõ họ tên)

Tải file mẫu hợp đồng đặt cọc tại đây

Khi đặt cọc các bên có thể sử dụng luôn Mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất như trên mà không cần chỉnh sửa nội dung, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Hy vọng thông qua mẫu trên, người mua - bán nhà đất có thể thực hiện chính xác thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất.