Phê duyệt quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội tầm nhìn đến năm 2030

02/12/2019 - 15:56
|
Nội dung bài viết [ Mở rộng]

Bước vào xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhiều tỉnh thành, thành phố Hà Nội đã có những bước chuyển mình vượt bậc: từ kinh tế, văn hóa, an sinh xã hội… tất cả đều được đổi mới, phát triển toàn diện, chất lượng cuộc sống được nâng cao.

Biểu tượng mới của Hà Nội

Hà Nội thủ đô có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, mạnh và dẫn đầu về tốc độ đô thị hóa, vẫn đã và đang đẩy mạnh phát triển đô thị, bởi đây chính là chiến lược giúp nơi đây phát triển hài hòa giữa kinh tế, môi trường và xã hội với mục tiêu làm đời sống cư dân đô thị được tốt hơn.

Để phát triển đô thị cần phải xuất phát từ những thế mạnh về vị trí địa lý,  tổng dân số, tiến trình lịch sử, kinh tế, văn hóa, vai trò và đó là tầm quan trọng của đô thị đối với khu vực và cả nước, … Hà Nội - một trung tâm chính trị - văn hóa - xã hội đã đáp ứng đủ các tiêu chí cơ bản trên. Việc xây dựng đô thị chủ nghĩa, văn minh, hiện đại sẽ đóng góp tích cực cho tiến trình phát triển của khu vực và cả nước tuy nhiên tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh cũng sẽ làm đô thị hóa và ô nhiễm môi trường diễn ra phức tạp, gia tăng tệ nạn xã hội…gây nên sự quá tải và áp lực cho các thành phố trung tâm.

Vì lẽ đó mà vừa qua, chủ tịch UBND thành phố Hà Nội: Nguyễn Đức Chung đã ký quyết định số 6170 phê duyệt đề cương chương trình phát triển đô thị toàn thành phố Hà Nội dự kiến đến năm 2030 và có định hướng đến năm 2050. Theo nghị quyết sẽ cho xây dựng một đô thị trung tâm thành phố Hà Nội và năm đô thị vệ tinh: Sơn Tây, Sóc Sơn, Phú Xuyên, Xuân Mai, Hòa Lạc; có 3 đô thị sinh thái thuộc Thị trấn Quốc Oai, thị trấn Phúc Thọ, thị trấn Chúc Sơn; 11 thị trấn huyện lỵ của các huyện với tổng diện tích 3.344,6km2. Đề cương này sẽ do Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội làm chủ đầu tư, nghiên cứu với phạm vi toàn bộ địa giới hành chính của thành phố Hà Nội.

Khu Công Nghệ Cao Hòa Lạc

Các chuyên gia kinh tế đánh giá việc định hướng quy hoạch trên đã đạt được những yêu cầu về việc phát triển không gian đô thị, tạo điều kiện để phân bổ lại sức sản xuất,  dân cư, cũng như có các khu chức năng phù hợp với các điều kiện kinh tế, tự nhiên và phù hợp với các yêu cầu phát triển. Hơn nữa nếu hoàn thiện được các đô thị vệ tinh Hà Nội sẽ hạn chế đáng kể về tình trạng ùn tắc giao thông cũng như áp lực nặng nề đối với hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật tại khu đô thị thủ đô trung tâm. 

Tại nội đô thành phố Hà Nội sẽ được mở rộng về phía Tây Nam di đến đường Vành đai 4; phía Bắc giáp với khu vực Mê Linh, Đông Anh; phía Đông với khu vực Gia Lâm và Long Biên. Năm đô thị vệ tinh đó bao gồm: Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên và Sóc Sơn.

Các đô thị vệ tinh phải bảo đảm cho người dân có nhà ở, việc làm; dịch vụ công, trường học, bệnh viện, siêu thị, khu vui chơi... đầy đủ và hiện đại.Hơn thế các  đô thị vệ tinh cần được xây dựng trên nền tảng hiện trạng, đáp ứng điều kiện về quỹ đất, cơ sở hạ tầng, cảnh quan, phải hỗ trợ chia sẻ chức năng với đô thị trung tâm. Quy mô, tính chất đô thị vệ tinh phải cần được nghiên cứu tính toán và dự báo trên cơ sở quy hoạch vùng.

Các đô thị sinh thái(Ecco) phải đảm bảo được các tiêu chí: cơ cấu đô thị, hạ tầng giao thông , mức sử dụng năng lượng…đảm bảo cuộc sống xanh và an toàn cho cư dân. 

Theo ý kiến từ các chuyên gia, khó khăn nhất khi phát triển đô thị vệ tinh chính là ở chi phí. Chi phí để có thể xây dựng hệ thống tàu điện, metro nối các thành phố vệ tinh với thành phố trung tâm vô cùng tốn kém và các hệ thống này lại kém hiệu quả do phải chạy qua các vành đai xanh, vốn ít hoặc không có nhiều người sinh sống. Chưa kể, nếu cần có một khung pháp lý để quản lý toàn bộ vùng đô thị vệ tinh và đảm bảo được các thành phố vệ tinh không mâu thuẫn với nhau, hay với đô thị trung tâm về quyền lợi.

Toàn cảnh đường vành đai 3 trên cao

Hiện tại Hà Nội đang huy động các nguồn lực và sử dụng phải có hiệu quả từ các nguồn vốn đầu tư, giúp tập trung thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ chính, công trình lớn quan trọng về mặt hạ tầng khung như: giao thông, cấp thoát nước, tại khu - cụm công nghiệp, cấp điện, hạ tầng y tế, giáo dục… nhằm đáp ứng các nhu cầu an sinh xã hội; các dự án khoa học công nghệ, xử lý ô nhiễm môi trường, phát triển đô thị. 

Với tinh thần đó, Hà Nội đã giúp thu hút các nhà đầu tư xây mới những khu đô thị hiện đại mang tầm khu vực như Time City, Royal City, Gamuda City, Vinhome Reveside...;hay nhiều công trình quan trọng khác như Tòa nhà Lotte, Tòa nhà Quốc hội, Nhà ga T2 sân bay Nội Bài...

Đô thị hóa là quá trình tất yếu đó là sự hội nhập, phát triển toàn cầu tuy nhiên cần phải hạn chế các tác động tiêu cực để đảm bảo sự phát triển bền vững.