Phía Tây Hà Nội sắp có thêm 10 tuyến đường mới

17/07/2023 - 10:52
|
Nội dung bài viết [ Mở rộng]

Thông tin khu Tây Hà Nội sẽ có thêm 10 đường mở mới, làm cho nơi này trở thành "điểm nóng" hàng đầu về quy hoạch giao thông trong Thủ đô.

 Trước đó, tại Hoài Đức đã diễn ra lễ khởi công hai tuyến đường trọng điểm vùng thủ đô là Vành đai 4Vành đai 3.5.

Kiến toàn hệ thống giao thông liên vùng

Theo quy hoạch của thành phố Hà Nội, hiện có 10 tuyến đường đang được triển khai nhằm tăng cường kết nối giữa Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức và Hà Đông.

10 tuyến đường đang được triển khai ở các quận phía Tây Hà Nội

Ảnh: 10 tuyến đường đang được triển khai ở các quận phía Tây Hà Nội

Một loạt tuyến đường đang được triển khai tại khu Tây Hà Nội:

  • Tuyến số 1: Song song với đường sắt hiện hữu, kéo dài từ đường Trịnh Văn Bô đến đường ven sông Cầu Ngà, kết nối khu đô thị Xuân Phương và chung cư Xuân Phương với khu vực Tây Mỗ và dự án làng giáo dục quốc tế đang xây dựng.
  • Tuyến số 2: Có chiều rộng mặt đường khoảng 40m, kết nối đại lộ Thăng Long với đường ven cầu Sông Ngà. Tuyến đường này kết nối khu đô thị Bắc An Khánh, khu đô thị Anlac Green Symphony, khu dân cư Miêu Nha, dự án làng giáo dục Quốc tế và đường 70. Đường này cũng có một đầu nối với Vành đai 3.5, một đầu dẫn đi Thiên đường Bảo Sơn và quận Hà Đông.
  • Tuyến số 3: Có mặt cắt ngang 25m, kết nối từ Lê Quang Đạo qua sông Nhuệ đến đại lộ Thăng Long. Hiện đã hoàn thiện tới 95% và chỉ còn 1 đoạn ngắn từ dự án Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (đang xây dựng) tới khu vực quy hoạch đường đua F1.
  • Tuyến số 4: Với mặt cắt ngang 40m, là đường nối từ khu đô thị Nam An Khánh đi qua vành đai 3,5 sang khu đô thị Gleximco và Vinhomes Smart City. Hiện chỉ còn đoạn ngắn và vòng xuyến giữa Geleximco và Vinhomes Smart City.
  • Tuyến số 5: Có chiều rộng từ 17 – 21,5m, kết nối từ đường Cầu Cốc qua khu đô thị chức năng Tây Mỗ, đường Tây Mỗ (đường 70) qua dự án Green Villas Đại Mỗ và kết thúc ở đường gom Đại lộ Thăng Long.
  • Tuyến số 6: Rộng khoảng 25m, kết nối từ Đại lộ Thăng Long qua Vincom Mega Mall, nối giữa tuyến đường số 3 và tuyến số 7.
  • Tuyến số 7: Với mặt cắt ngang 40m, là đường từ Hữu Hưng (đường 70A) qua phố Quang Tiến, Sa Đôi, Lê Quang Đạo kéo dài và kết thúc ở đường Tố Hữu đoạn nút giao Vũ Trọng Khánh. Tuyến đường này chạy dọc sông Nhuệ, liên kết khu Tây Mỗ với Hà Đông và Mễ Trì.
  • Tuyến số 8: Với bề rộng tương đương đường số 7, thực tế là đường Ngô Thị Nhậm kéo dài, bắt đầu từ nút giao Quang Trung – Cầu Đơ qua khu đô thị Văn Khê, Dương Nội, AEON Mall Hà Đông và nối vào đường Tây Mỗ.
  • Tuyến số 9: Là đường từ đoạn Học viện Chính sách và Phát triển đi qua Vinhomes Thăng Long, KĐT Nam An Khánh, phố Đông, Công viên Thiên đường Bảo Sơn sang Vinhomes Smart City. Tuyến đường này đã xây dựng một phần cầu vượt Vành đai 3,5 và đường sắt bên phía Vinhomes Smart City.
  • Tuyến số 10: Với độ rộng từ 17 – 21,5m, kết nối từ đường Tây Mỗ qua khu Viglacera Xuân Phương, làng giáo dục Quốc tế, Miêu Nha, đường ven sông Cầu Ngà và kết thúc ở Đại lộ Thăng Long.

Tọa độ phát triển tiếp theo của khu Tây

Trong tuần cuối cùng của tháng 6/2023, đã đánh dấu hai cột mốc quan trọng cho sự "lột xác" hạ tầng của Hoài Đức. Đầu tiên, vào sáng ngày 25/6, thành phố Hà Nội đã tổ chức lễ khởi công đường Vành đai 4 tại Hoài Đức, với đoạn đi qua địa bàn huyện có chiều dài 17,1km.

Tuyến đường này được xem là "tuyến xương sống chính của mạng lưới giao thông Vùng Thủ đô", kết nối xuyên suốt 7 tuyến cao tốc từ Hà Nội đi các tỉnh phía Bắc.

Ngay sau đó, vào ngày 30/6, đã diễn ra "Lễ khởi công dự án đường vành đai 3,5 (đoạn từ KM0 + KM000 - KM0 + 600)" với tổng mức đầu tư 198 tỷ đồng tại Hoài Đức. Vành đai 3,5 đoạn đi qua Hoài Đức có tổng chiều dài 1.700 tỷ đồng được chia thành 3 giai đoạn.

Đây là tuyến vành đai trọng điểm, kết nối từ phía Bắc (Đông Anh, Mê Linh, Bắc Từ Liêm) – phía Tây (Hoài Đức, Hà Đông) phía Nam (Thanh Trì) và phía Đông của Thủ đô (Gia Lâm).

Những tiền đề này quan trọng để Hoài Đức hướng tới việc trở thành quận trong tương lai gần. Tại Hoài Đức, đã hình thành những đại đô thị quy mô lớn chưa từng có như Anlac Green Symphony, Splendora An Khánh, Vân Canh, Ciri An Khánh, Lideco – Bắc Quốc lộ 32, Vinhomes An Khánh, Hinode Royal Park...

Hoài Đức đã trở thành điểm nóng phát triển của khu Tây với sự thay da đổi thịt về hạ tầng giao thông và hạ tầng đô thị. Sự quy tụ của hàng loạt dự án bất động sản tầm cỡ, đặc biệt là những khu đô thị được đầu tư bài bản về hạ tầng và tiện ích hiện hữu đã giúp Hoài Đức lột xác ngoạn mục và dẫn đầu tốc độ phát triển phía Tây Thủ Đô.

Hoài Đức trở thành điểm nóng phát triển của khu Tây với sự thay da đổi thịt về hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị

ẢnhHoài Đức trở thành điểm nóng phát triển của khu Tây với sự thay da đổi thịt về hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị

Có thể nói, khu Tây Hà Nội đã chuyển mình mạnh mẽ và đầy ấn tượng cả về hạ tầng giao thông kết nối, hạ tầng đô thị, xứng danh là tâm điểm phát triển hiện đại và trung tâm hành chính, thương mại mới của Thủ đô. Đặc biệt, sự đầu tư vào các khu đô thị và dự án bất động sản lớn đã giúp Hoài Đức thay đổi đáng kể và dẫn đầu tốc độ phát triển phía Tây Thủ Đô.

Vân Trang

BTV Xemnha.vn