Giấc mơ mua nhà xa vời hơn do ngân hàng siết chặt tín dụng

30/10/2019 - 08:40
|

Những chính sách hỗ trợ vay vốn ngân hàng từ trước đến nay vẫn được xem là giải pháp giải quyết bài toán kinh tế hữu ích của người dân khi mua nhà. Trước động thái siết chạy điều kiện vay từ phía các đơn vị ngân hàng, giấc mơ sở hữu mái ấm cho riêng mình sẽ trở nên khó khăn hơn đối với nhiều gia đình Việt.

Siết chặt điều khoản vay mua bất động sản   

Theo dự thảo thông tư quy định các giới hạn, tỉ lệ an toàn trong hoạt động của ngân hàng thương mại và chi nhánh ngân hàng nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra hệ số rủi ro mới đối với các khoản vay mua bất động sản trên 3 tỷ đồng là 200%. 

Thấy ví dụ cụ thể, khi ngân hàng cho vay số tiền là 3 tỷ đồng, ngân hàng phải có khoảng 270 triệu đồng là vốn tự có, chiếm 9% tổng khoản vay. Còn 91% còn lại có thể sử dụng vố huy động từ các nguồn khác để cho vay. Khi tăng hệ số rủi ro lên 200%, khoản vốn tự có mà ngân hàng phải bỏ ra tăng lên 18%, tương đương với 540 triệu đồng cho khoản vay 3 tỷ đồng.

Thị trường bất động sản có dấu hiệu lạ

Theo đó, khi hệ số rủi ro cho các khoản vay ngày càng tăng cao, các ngân hàng sẽ có động thái giảm các khoản vay cho lĩnh vực này đồng thời tăng lãi suất cho vay. So với mức thu nhập trung bình của người dân Việt Nam, mức lãi suất cho vay hiện tại từ phía các ngân hàng đã là khá cao, nếu như gia tăng thêm lãi suất từ các khoản vay mua bất động sản như trên thì chắc chắn rằng, việc mua nhà sẽ trở nên khó khăn hơn đối với nhiều gia đình Việt.

Thị trường có nguy cơ bị đóng băng

Không chỉ gây ảnh hưởng xấu tới khách hàng mua nhà, khi siết chặt tín dụng cũng sẽ gây nhiều khó khăn cho các danh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực địa ốc do thiếu vốn duy trì hoạt động. Do đó, chính sách này còn rất nhiều vướng mắc, dễ khiến cho thị trường rơi vào tình thế bế tắc, bất ổn. 

Nếu áp dụng hệ số rủi ro cao, ngân hàng tăng lãi suất cho vay thì sẽ gây tác động tiêu cực đến thị trường. Trong khi các doanh nghiệp hiện đang gặp khó khăn không chỉ về vốn mà còn về mặt pháp lý, khách hàng thì lại vị siết nguồn vay, theo đó thị trường dễ có nguy cơ bị đóng băng trong thời gian dài trước khi tìm ra được biện pháp thích hợp để thay thế.

Việc nâng hệ số rủi ro với mục đích nhằm hạn chế tình trạng đầu cơ. Dẫu vậy, ngân hàng nên phân biệt các đối tượng vay, để ở hay để đầu tư,… để đưa ra những chính sách thiết thực, hợp lý nhất, bảo toàn lợi ích cho khách hàng.