Triển vọng bất động sản Việt Nam trong mắt nhà đầu tư ngoại

22/11/2019 - 10:07
|
Nội dung bài viết [ Mở rộng]

Việt Nam được biết đến là một nước có đà phát triển mạnh trong những năm gần đây, triển vọng nền kinh tế trong từng quý luôn tăng. Trong khi nền kinh tế thế giới đang tăng trưởng chậm thì Việt Nam lại là một ngoại lệ. Nhiều chuyên gia nước ngoài tin rằng: kinh tế Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng nhảy vọt trong khu vực ASEAN vào năm nay và còn tiếp tục phát triển trong những năm tới trong đó có thị trường bất động sản. 

Bất động sản Quy Nhơn

Sức hấp dẫn của bất động sản Việt Nam được dựa vào các yếu tố như: chi phí thuê lao động thấp, giá thuê đất hợp lý, thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp có nhiều ưu đãi...vậy nên đã thu hút được các nhà đầu tư tiềm năng trong và ngoài nước.

Bất động sản hay còn gọi là địa ốc hay nhà đất bao gồm đất đai và những gì gắn liền vĩnh viễn với mảnh đất. Bao gồm ba loại: Bất động sản có đầu tư xây dựng,  Bất động sản không đầu tư xây dựng và Bất động sản đặc biệt.

  • Bất động sản có đầu tư xây dựng: bất động sản nhà đất (đây là nhóm nhà đất cơ bản, tỷ trọng rất lớn, tính chất phức tạp cao, chiếm tuyệt đại đa số các giao dịch trên thị trường bất động sản), bất động sản nhà xưởng, các công trình thương mại - dịch vụ, v.v...
  • Bất động sản không đầu tư xây dựng: Đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất hiếm, đất chưa sử dụng, v.v...
  • Bất động sản đặc biệt: các công trình bảo tồn quốc gia, di sản văn hóa vật thể, nhà thờ họ, đình chùa, miếu mạo, v.v...

Việt Nam là một quốc gia nằm ở “vị trí địa lí chiến lược” trong khu vực Đông Nam Á, trung tâm giữa các quốc gia phát triển năng động. Vị trí này đã quy định một số đặc điểm cơ bản của thiên nhiên,tạo nên sự phân hóa đa dạng và phong phú về tài nguyên thiên nhiên cũng như mang lại cơ hội và thách thức trong hội nhập kinh tế thế giới.

Việt Nam là nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh, công nghiệp và dịch vụ luôn có chuyển biến, thay nhau làm trụ cột tăng trưởng của toàn nền kinh tế. Kinh tế Việt Nam  được đánh giá là chủ động hội nhập nhanh, mạnh với nền kinh tế toàn cầu và luôn nằm trong thước đo của các tổ chức quốc tế.

Vốn đầu tư nước ngoài luôn là nguồn tạo động lực phát triển trong nước và Việt Nam luôn là thỏi nam châm hút các nhà đầu tư đến với mình-một thị trường kinh tế năng động đang trên đà phát triển mạnh.

Cho dù thị trường BĐS ngay từ đầu năm 2019 đã được dự báo sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn, nhưng “dòng vốn ngoại” vẫn không ngừng đổ mạnh vào lĩnh vực này. Hàng loạt thương vụ lớn đã diễn ra,  điều này cho thấy đầu tư ngoại vẫn đánh giá cao tiềm năng BĐS tại Việt Nam.

Nhà đầu tư ngoai nhận định thị trường Việt Nam

Trong 19 lĩnh vực thu hút vốn ngoại, hoạt động kinh doanh bất động sản thu hút mạnh nhất khi đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký 2,98 tỷ USD, chiếm 10,2% tổng vốn đầu tư đăng ký( tính từ 1/1/2019 đến 20/10/2019).

Các ông chủ đầu tư lớn đến từ Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc đặc biệt chú trọng đầu tư và có điểm nhấn vào các khu vực trung tâm thành phố, gần vị trí các tuyến đường metro. Và các chủ đầu tư Việt Nam cũng thường hợp tác dưới hình thức liên doanh với các chủ đầu tư nước ngoài để tối giản quá trình tìm kiếm vị trí và quản lý dự án.

Các chuyên gia cho rằng: “Phân khúc bất động sản tại Việt Nam đang có sức hút nhà đầu tư ngoại hiện nay là loại hình bất động sản căn hộ cao cấp và nghỉ dưỡng. Ngoài ra, các nhà đầu tư đang có xu hướng chuyển hướng sang đầu tư bất động sản thương mại tập trung đặc biệt vào các dự án văn phòng hạng A với vị trí kim cương, tiềm năng tăng trưởng về cả giá trị vốn và lợi suất đầu tư (7-8%). Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng tỏ rõ sự quan tâm đặc biệt đối với những dự án khách sạn hay các thị trường khác như khu công nghiệp và giáo dục”.

Phân khúc nhà ở cũng đang thu hút được nguồn cầu vững chắc và được kỳ vọng trong thời gian tới sẽ tiếp tục được thúc đẩy để có đà tăng trưởng kinh tế – minh chứng qua việc giao dịch IPO có giá trị lớn nhất trong năm nay là việc quỹ đầu tư của chính phủ Singapore - GIC đã đầu tư vào một chủ đầu tư uy tín trong phân khúc nhà ở cao cấp. 

Qua đó,  các nhà đầu tư Singapore, Hồng Kông và Đài Loan cũng đang có sự quan tâm đặc biệt với thị trường chung cư và căn hộ dịch vụ, với khách hàng trong hai phân khúc này chiếm 75% tổng lượng khách hàng của thị trường mua để cho thuê. Khách hàng nước ngoài chiếm đến 50% tổng số những giao dịch chuyển nhượng dự án nhà ở.

Vậy nhưng quỹ đầu tư ngoại không phủ rộng cả nước mà hiện chỉ tập trung vào các thành phố trung tâm lớn như Hà Nội, TP.HCM, nếu có khả năng mở rộng ra cũng thì sẽ chỉ thêm một số thành phố nổi bật về du lịch, có hệ thống hạ tầng quy mô,  hoàn thiện. Riêng với các bất động sản ngoài khu vực này thì việc tiếp cận dòng vốn quốc tế vẫn rất khó khăn.

Theo một khảo sát mới đây của CBRE Việt Nam, tính đến thời điểm năm 2018 thì Singapore, Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản và Hong Kong (Trung Quốc) đang đứng TOP đầu về sở hữu tài sản bất động sản ở Việt Nam. Cùng với đó, các nhà đầu tư đến từ Thái Lan, Trung Quốc và Mỹ được kỳ vọng sẽ là những nhân tố vàng đứng TOP tham gia đầu tư trên thị trường bất động sản Việt Nam trong thời gian tới.

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng và có xu hướng phát triển ngày một rõ rệt, điều đó khiến các nhà đầu tư tin tưởng và ngày càng mạnh tay đầu tư  chi vốn cho phân khúc bất động sản. Trên đà này Việt Nam sẽ ngày càng có nhiều cốn ngoại tệ lưu chuyển vào trong nước hơn nữa.

Phương Trang

Theo xemnha.vn