Tài sản hình thành sau hôn nhân được phân chia như thế nào khi ly hôn?

28/12/2019 - 10:37
|

Không ít những gia đình khi tan vỡ tranh chấp tài sản với nhau vì không nắm được Luật. Bài viết này Xemnha giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về cách phân chia tài dản hình thành sau hôn nhân khi ly hôn.

Ly hôn

1. Những điều cần làm trước khi gửi yêu cầu phân chia tài sản sau hôn nhân

Người đưa ra yêu cầu phân chia tài sản khi giải quyết thủ tục ly hôn tại Tòa án sẽ là người phải đóng phí. Đối với trường hợp cần phải định giá tài sản thì người đưa ra yêu cầu sẽ phải đống thêm phí định giá tài sản yêu cầu phân chia. Dễ hiểu hơn, đối với tài sản là căn nhà có giá trị khoảng 1 tỷ đồng thì bạn sẽ phải đóng mức phí khoảng 50 triệu đồng.

Vì thế, trước khi yêu cầu phân chia tài sản sâu hôn nhân, bạn hãy thực hiện những điều dưới đây:

  • Trích lục thông tin quyền sở hữu để xác minh đó là tài sản chung hay riêng và chỉ yêu cầu Tòa án phân chia khi đó là tài sản chung
  • Tìm hiểu phương thức phân chia tài sản có lợi cho bản thân

2. Nguyên tắc phân chia tài sản chung khi ly hôn

Có hai cách để phân chia tài sản chung sau khi ly hôn. Theo điều 38 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết và sẽ được giải quyết theo quy định tại Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. 

Khi đã giao lại quyền giải quyết phân chia tài sản sau ly hôn thì mọi thỏa thuận về việc phân chia tài sản chung đều được lập thành văn bản và được công chứng theo quy định của pháp luật.

3. Phân biệt tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng

  • Tài sản chung: bao gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được thừa kế chung hoặc được tặng chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Cùng với đó là những tài sản riêng của vợ chồng được hai bên thỏa thuận nhập vào khối tài sản chung. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản đó là tài sản riêng thì cũng được coi là tài sản chung.
  • Tài sản riêng của vợ, chồng: bao gồm tài sản mà mỗi bên có trước hôn nhân; tài sản được thừa kế riêng hay được tặng riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia cho vợ, chồng theo quy định; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác thuộc quyền sở hữu riêng theo quy định của pháp luật. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng  cũng được coi là tài sản riêng trong khi hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân phải được thực hiện theo quy định của Luật.

4. Quy định về việc phân chia tài sản sau ly hôn

Theo quy định, Tòa án sẽ căn cứ vào yêu cầu của hai bên khi ly hôn để làm căn cứ phân chia tài sản chung sau hôn nhân. Nếu một bên có yêu cầu cụ thể thì Tòa sẽ giải quyết theo yêu cầu cụ thể, trừ trường hợp cần phải bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của bà mẹ và trẻ em.Do đó, khi làm đơn ly hôn cần đưa ra những yêu cầu chi tiết.

Trong trường hợp hai bên không có yêu cầu cụ thể thì sẽ được phân chia tài sản theo hướng:

  • Theo nguyên tác, tài sản chung được chia đôi nhưng có xem xét hoàn cảnh mỗi bên, tình trạng tài sản hay công sức đóng góp vủa mỗi bên trong việc tạo lập và phát triển tài sản này. 
  • Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động hay không có tài sản tự nuôi bản thân.
  • Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên để có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập.
  • Tài sản chung được phân chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị. Nếu một trong hai bên nhận tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn sẽ phải thanh toán cho bên còn lại phần giá trị chênh lệch.
  • Người có lỗi dẫn đến ly hôn sẽ bị xem xét mức sở hữu tài sản nhỏ hơn người còn lại.

Trên đây là cách phân chia tài sản hình thành sau hôn nhân khi ly hôn. Để giải quyết mọi việc một cách chuyên nghiệp và đơn giản nhất, bạn có thể tham khảo ý kiến hoặc mời luật sư cho mình.