Quy định chi tiết của Pháp luật về tài sản sau khi ly hôn

16/10/2020 - 21:39
|

Ly hôn là điều không ai mong muốn, tuy nhiên ngày nay số lượng các cặp vợ chồng ly hôn ngày càng gia tăng. Điều họ quan tâm nhất lúc này là việc phân chia tài sản sau khi ly hôn. 

Bài viết này bất động sản xemnha sẽ cung cấp các quy định trong việc phân định tài sản, giúp các cặp vợ chồng tránh khỏi các tranh chấp.

1. Việc chia tài sản cần sự thỏa thuận giữa vợ và chồng.

Sau khi ly hôn, tài sản của hai vợ chồng sẽ được phân chia dựa trên thỏa thuận trước đó giữa hai người. Tòa án sẽ dựa theo văn bản thỏa thuận để chia tài sản.

Phân chia tài sản sau ly hôn

2. Tòa án quyết định phân chia tài sản sau ly hôn

Trong trường hợp hai vợ chồng không thể đi đến thống nhất chung, tòa án mới can thiệp để giải quyết. Lúc này, tòa án sẽ sử dụng các điều khoản, điều luật để thực hiện công việc chia tài sản. Tòa án sẽ thực hiện việc phân chia tài sản theo các bước sau:

- Xác định tài sản riêng của vợ và chồng:

Theo nguyên tắc, tài sản riêng của vợ hoặc chồng sau khi ly hôn vẫn thuộc quyền sở hữu của họ. Tuy nhiên, nếu xảy ra tranh chấp tài sản, vợ hoặc chồng cần chứng minh quyền sở hữu với tài sản đó. Việc xác thực sẽ dựa trên sự xác nhận của bên kia hoặc theo một số giấy tờ liên quan như di chúc của cha, mẹ; hợp đồng mua bán; giấy chứng nhận quyền sử dụng...

Xác định có người thứ 3 nhận được sự ủy thác của vợ hoặc chồng không: 

Nếu vợ hoặc chồng có quyền, nghĩa vụ với người thứ 3 thì người này sẽ tham gia vào việc phân định tài sản. Cần xác định thêm quyền và nghĩa vụ tài sản với người thứ 3 là chung hay riêng của vợ chồng. Nếu là của riêng, vợ hoặc chồng có nghĩa vụ thực hiện tài sản của riêng mình, và ngược lại.

Phân chia tài sản:

Sau khi đã xác minh được quyền sở hữu tài sản, tòa án tiến hành phân đôi dựa theo một số yếu tố, cụ thể như sau;

+ Hoàn cảnh gia đình hoặc của vợ/chồng: yếu tố này tính đến tình trạng sức khỏe, tài sản, khả năng lao động của vợ/ chồng hoặc những thành viên trong gia đình mà vợ/chồng phải thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan. Bên nào có hoàn cảnh khó khăn hơn sẽ được ưu tiên nhận tài sản giúp họ có cuộc sống ổn định, bền vững.

+ Công sức của vợ/ chồng vào việc đóng góp, tạo dựng khối tài sản chung: Đây là sự đóng góp về mặt tài chính, thu nhập, công việc gia đình, lao động vào khối tài sản chung. Trong trường hợp, vợ/chồng ở nhà chăm sóc con cái, gia đình, thu nhập của họ sẽ được tính tương đương với tiền lương của vợ/ chồng đi làm. Bên đóng góp nhiều hơn sẽ có lợi thế hơn trong việc phân định tài sản.

+ Bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên trong việc sản xuất, kinh doanh để các bên có điều kiện tiếp tục lao động làm việc tạo ra thu nhập: là việc phân chia tài sản phải đảm bảo cho hoạt động nghề nghiệp của vợ/chồng, thanh toán cho bên còn lại giá trị chênh lệch.

+ Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ vợ chồng: Vợ/ chồng vi phạm các quyền, nghĩa vụ dẫn đến ly hôn cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của tòa án

+ Đặc biệt, nếu gia đình có con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng mất khả năng lao động và không có tài sản, tòa án cũng sẽ xem xét, bảo vệ quyền lợi của mẹ và con.

Có thể bạn muốn tìm hiểu chi tiết hơn về: Tài sản sau ly hôn phân chia thế nào?

Khi tiến hành chia tài sản, vợ hoặc chồng cần có sự tìm hiểu kỹ các văn bản, quy định của pháp luật về việc phân chia tài sản để có thể bảo vệ quyền lợi của mình một cách tốt nhất.