Nhiều doanh nghiệp trầm cảm trước nỗi sợ không kém bong bóng BĐS

13/11/2019 - 09:43
|

Cách doanh nghiệp, chủ đầu tư phát triển bất động sản đang cảm thấy lo lắng và thận trọng trước tình thế khó khăn, khủng hoảng của thị trường bất động sản Việt Nam thời gian này.

“Trầm cảm” vì phê duyệt kéo dài

Tại Hội nghị Bất động sản 2019 được tổ chức bởi Forbes Vietnam, nhiều chuyên gia và doanh nghiệp bất động sản đã nhận định về thị trường bất động sản tại Việt Nam đang trong giai đoạn khủng hoảng.

Giai đoạn “khủng hoảng” của thị trường bất động sản được lý giải bởi sự “khủng hoảng” về hệ thống pháp lý bất động sản với những nút thắt chưa được tháo gỡ trong thời gian dài.

Pháp lý phê duyệt kéo dài ảnh hưởng xấu đến thị trường BĐS

Theo GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thì năm vừa qua vấn đề “bong bóng” bất động sản hay thừa cung không phải là điều thị trường lo ngại mà vấn đề đáng lo ngại chính là sự chững lại của thị trường với số lượng nguồn cung giảm mạnh, số lượng dự án được ra mắt vô cùng ít dẫn tới tăng giá bất động sản trong một vài năm tới.

Nguyên nhân chính dẫn tới sự chững lại của thị trường chính là do những xung đột trong vấn đề pháp lý khiến cho các cán bộ, đơn vị có thẩm quyền không dám ký quyết định chấp thuận đầu tư hay phê duyệt dự án.

Bởi lẽ thời gian qua đã có nhiều xung đột cũng như lỗ hổng về hành lang pháp lý đối với các dự án đầu tư bất động sản, với những vướng mắc va chạm với nhiều bộ luật như Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Đầu tư, Luật Kinh doanh bất động sản,…

Những điểm bất cấp, xung đột giữa nội dung của các luật với nhau dẫn tới nhiều khó khăn cũng như vướng mắc đối với cả doanh nghiệp và người mua. Sau một thời gian dài kêu ca, kiến nghị song những vấn đề này vẫn chưa được giải quyết và lâm vào tình trạng bế tắc.

Trình tự và thủ dục phê duyệt dự án tốn nhiều thời gian làm cho các doanh nghiệp bị chậm tiến độ dự kiến, ứ đọng vốn đầu tư, lãng phí không chỉ tiền bạc công sức mà còn cả cơ hội kinh doanh.

Nỗi lo tăng giá khi dự án “đứng hình”

Theo báo cáo thống kê, Thành phố Hà Nội có tỷ lệ hấp thụ, nguồn cung và lượng giao dịch giảm mạnh, Trong khi đó, tại Thành phố Hồ Chí Minh thì tỷ lệ hấp thụ giảm, giá căn hộ tiếp tục tăng cao.

Theo Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) thì từ đầu năm 2019 đến hết quý II, số lượng dự án hoàn thành là 17 dự án trong khi đó, cùng kỳ năm ngoái đạt 61 dự án.

Toàn cảnh bất đống sản quận 1 HCM

Hai năm trở lại đây, thị trường BĐS TP. Hồ Chí Minh có sự sụt giảm nguồn cung kỷ lục với nhiều dự án nhà bị “đứng hình” bởi không hoàn thiện được thủ tục đầu tư cũng như nhận quyết định ngừng triển khai.

Sự khan hiếm nguồn cung nhà ở tại nơi đây theo các chuyên gia là do vướng mắc, xung đột giữa các quy phạm pháp luật cũng như công tác thực thi các điều luật theo quy định. Bởi vậy nếu không sớm có biện pháp xử lý hiệu quả thì tình trạng này sẽ còn tiếp tục xảy ra trong thời gian dài.

Ảnh hưởng trực tiếp từ sự chững lại của thị trường, nhiều doanh nghiệp, dự án đang gặp nhiều khó khăn, thậm chí đứng bên bờ vực phá sản. Người mua nhà cũng đang cảm thấy hoang mang và lo lắng bỏ lỡ cơ hội mua nhà bởi giá bất động sản ngày càng đắt đỏ, gia tăng nhanh chóng.

Nếu như những vường mắc về mặt pháp lý không sớm được giải quyết cũng như tạo nên một bộ khung pháp lý hoàn chỉnh thì thị trường bất động sản Việt Nam sẽ suy thoái trong thời gian dài, có thể hết năm 2020, thậm chí trong vài năm tới.