Lo sợ lạm phát, giới đầu tư đổ xô đi mua bất động sản để giữ tiền

02/06/2020 - 15:36
|

Nguy cơ lạm phát hậu Covid - 19 

Ngày 7/4/2020, Citi Research công bố kịch bản cơ sở với sự suy thoái, tăng trưởng của nền kinh tế thế giới là -2,3% trong năm 2020. Các quốc gia dẫn đầu nền kinh tế thế giới có dấu hiệu suy giảm mạnh mẽ: khi chỉ số CPI giảm 0,4%, GDP đạt  -2.6% sau 3 tháng dịch Covid -19 tại Mỹ. Còn tại Trung Quốc - nơi bùng phát dịch bệnh, mức độ tăng trưởng GDP tại đây chỉ đạt 2,4%; trong khi khu vực châu Âu tăng trưởng -8,4%. 

Đại dịch Covid-19 đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với vấn đề lạm phát trên thế giới. Lần đầu tiên trong 10 năm trở lại đây, vấn đề lạm phát đạt ngưỡng 2.2.% - một con số khá thấp so với năm 2019, dù cho nhiều quốc gia trên thế giới đã kích thích nền kinh tế bằng cách tăng giá thực phẩm và dịch vụ y tế. Đây là những con số đáng báo động về tình hình kinh tế thế giới sau khủng hoảng Covid -19.

Dù tình hình dịch bệnh Việt Nam đang nằm trong tầm kiểm soát tốt, nhưng không thể phủ nhận rằng: Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng trực tiếp của dịch Covid -19 ngay từ những ngày đầu tiên. Kinh tế Việt Nam đã chịu nhiều tổn thất nặng nề về cả cung lẫn cầu sau những ngày tháng chiến đấu với Covid -19, bị đóng băng trong trạng thái “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Sau 43 ngày không ghi nhận ca nhiễm mới trong cộng đồng, kinh tế Việt Nam dần trở lại nhịp sống thường nhật, bắt đầu từng bước gây dựng sự phát triển. Tuy nhiên, trước tình hình chung của toàn thế giới, giới đầu tư đã bắt đầu đổ xô đi mua bất động sản để giữ tiền vì lo sợ lạm phát về sau.

Bất động sản - kênh đầu tư bền vững theo thời gian 

Thị trường quốc tế ghi nhận sự gia tăng về nhu cầu tìm kiếm bất động sản sau mùa dịch Covid -19. Juwai Iqi - một công ty bất động sản tại Trung Quốc đã chỉ ra: “ Nhu cầu của nhà đầu tư Trung Quốc đối với thị trường bất động sản của Hàn Quốc  tăng 180% trong quý I năm 2020 so với quý IV năm 2019;  nhu cầu về nhà ở tại New Zealand cũng tăng đến 75%.”. Đồng thời, giá nhà tại Trung Quốc cũng đang được thúc đầy nhờ nhu cầu từ bất động sản cao cấp. Có thể thấy trong mùa dịch Covid 19, giá trị bất động sản không bị tổn thất nặng nề như những ngành kinh tế khác, thậm chí còn tăng cao tại một số quốc gia châu Á. 

Tại Việt Nam, Ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam khẳng định: "Thời điểm này, người khôn ngoan không nên bung tiền vào bất động sản".

Đối với thị trường bất động sản, đây là thời điểm có khả năng tạo ra những cơ hội tốt. Để nắm bắt triệt để cơ hội vàng này, các nhà đầu tư cần có một cái đầu lạnh, cân nhắc kỹ lưỡng khi xuống tiền mua bất động sản..Giá trị bất động sản tăng luôn tỷ lệ thuận với giá trị đầu tư thật sự: cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, dịch vụ,... - đó là quy luật bất biến của bất động sản muốn đời 

Trong báo cáo đánh giá  của tác động của JLL Việt Nam, các nhà đầu tư nhận định: “Thị trường vốn chảy vào tài sản có thể sẽ chậm lại trong nửa đầu năm 2020, thậm chí lâu hơn vì các nhà đầu tư do dự trước tình hình bất ổn” của dịch Covid-19 đối với hoạt động đầu tư bất động sản trong 6-12 tháng tới. Chính vì thế, nhà  đầu tư nên quan tâm đến những nhóm đầu tư bất động sản trú ẩn an toàn, cần cân nhắc về rủi ro như: thu nhập ổn định,  khả năng vận hành và thích ứng nhanh,  thay vì việc đặt ra những con số lợi nhuận lớn như trước đây.

Bất động sản là một trong những kênh đầu tư an toàn, có khả năng đảm bảo giá trị trong mọi hoàn cảnh, đặc biệt là khi nền kinh tế thế giới đang điêu đứng trước tình hình Covid -19.