Bất động sản ảm đạm dịp cuối năm, đâu là giải pháp?

04/12/2022 - 11:13
|

Thị trường bất động sản trong vòng 1 năm trở lại đây liên tục ghi nhận những tín hiệu sụt giảm giao dịch. Tình hình ảm đạm kéo dài trong những tháng cuối năm khiến doanh nghiệp mệt mỏi, cạn kiệt nguồn lực, khách hàng cũng dần mất niềm tin vào chủ đầu tư. 

Vậy đâu là giải pháp cho doanh nghiệp bất động sản lúc này? 

Doanh nghiệp liên tục gặp bế tắc 

Theo phản ánh của nhiều tập đoàn, doanh nghiệp, từ đầu năm đến nay, không khí kinh doanh ảm đạm dường như bao phủ toàn bộ thị trường kinh tế Việt. Những tác động từ suy thoái kinh tế, giao dịch tắc nghẽn khiến cho nguồn thu không đảm bảo. Từ tháng 9 đến nay, doanh nghiệp liên tục phải đối mặt với tình trạng nợ lương, nợ bảo hiểm, nợ thuế. Đặc biệt với khoản nợ thuế kéo dài, doanh nghiệp đã bị cưỡng chế sử dụng hoá đơn, gây không ít khó khăn trong hoạt động kinh doanh. 

Doanh nghiệp Bất động sản khó chồng khó

Khó khăn trồng chất khó khăn, thị trường chứng khoán doanh nghiệp cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng. Hàng loạt cổ phiếu bị bán giải chấp, giảm giá mạnh nhưng cũng không thu hút được nhà đầu tư. Mới đây, một sự kiện mở bán căn hộ tại Bình Dương thu hút đến hàng trăm khách hàng tham dự nhưng cũng chỉ bán ra được vài căn, khách hàng dần mất niềm tin vào doanh nghiệp.

Theo chia sẻ từ Công ty bất động sản HTL, toàn bộ sản phẩm căn hộ được mở bán đã phải hạ mức giá xuống khoảng gần 50% cho những khách hàng thanh toán trước hạn. Công ty cũng đã liên hệ với một số bên cho vay vốn nước ngoài, nhưng tình hình cũng chưa thực sự khả quan. Theo ý kiến ban lãnh đạo, ưu tiên hàng đầu của công ty thời điểm này chính là tồn tại cho qua “cơn bão suy thoái”. 

Chính phủ cần đẩy nhanh tốc độ khơi thông dòng vốn 

Hiệp hội bất động sản Hồ Chí Minh mới đây đã gửi công văn tới Thủ tướng Chính phủ, nhằm thông báo những tình hình thực tế của thị trường, đồng thời đưa ra cảnh bảo về khả năng suy thoái. Cũng trong công văn đó, Hiệp hội đề xuất Ngân hàng nhà nước cần tạo điều kiện cho người dân và nhà đầu tư dễ dàng tiếp xúc với nguồn vốn. Đồng thời, nguồn vốn tín dụng cũng cần được nới lỏng, đặc biệt cho các dự án phục vụ cộng đồng như nhà ở xã hội. 

Cần tháo gỡ vướng mắc thị trường bất động sản

Theo ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hiệp hội môi giới bất động sản Việt Nam chia sẻ, nếu chính sách điều hành tài chính không được sử dụng linh hoạt sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường. Chủ thầu không tiếp cận được vốn xây dựng, người mua nhà không có đòn bẩy tài chính tiến hành giao dịch, sẽ khiến toàn bộ thị trường đình trệ, giao dịch “đóng băng”. Hiện nay, trên thị trường không thiếu những dự án đã gần bước vào giai đoạn hoàn thiện, chuẩn bị bàn giao, song phải dừng lại toàn bộ do nguồn vốn giải ngân từ ngân hàng quá chậm. 

Ngoài ra, nhiều chuyên gia cũng khẳng định trái phiếu doanh nghiệp cũng cần được thúc đẩy hoạt động mạnh mẽ. Bởi lẽ, đây là kênh huy động vốn quan trọng, giúp doanh nghiệp “đứng vững” trong giai đoạn khó khăn và tăng cường thêm niềm tin của khách hàng vào chủ đầu tư. 

Có thể bạn quan tâm: Những điểm mới luật đất đai 2022

Tóm lại, giải pháp quan trọng hiện giờ giúp “khơi thông” thị trường bất động sản chính là huy động trái phiếu doanh nghiệp và nới rộng room tín dụng. Và sứ mệnh này không ai khác sẽ phải trông chờ phần lớn vào tác động từ Chính phủ, Nhà nước trong công tác điều hành chính sách kinh tế linh hoạt.

Linh Đỗ 

Theo xemnha.vn