4 loại đất nền đầu tư bất động sản cần tránh khỏi mất tiền oan

24/12/2019 - 08:46
|

Đất nền luôn là miếng bánh ngon, là mục tiêu hướng đến của những nhà đầu tư bất động sản. Tuy nhiên, đầu tư vào đất nền cũng mang tính rủi ro rất cao nếu không có tầm nhìn hoặc chiến lược dài hạn. Sau đây, bài viết sẽ đưa bốn loại đất nền người đầu tư cần né khẩn cấp.

Đất nền được rao bán "ngân hàng thanh lý" nên nhiều người mắc bẫy.

1. Đất nền gắn mác “ngân hàng thanh lý giá rẻ”

Đây là một phương thức lừa đảo của một số nơi môi giới nhỏ, lẻ dựa vào việc khách hàng chủ quan, ham rẻ mà đầu tư, không quan tâm đến kiểm tra pháp lý. Bên cạnh đó, việc những thông tin  về đất nền tràn lan trên các website, các phương tiện truyền thông đại chúng cũng phần nào hạn chế khả năng tìm hiểu của nhà đầu tư. Khi nhìn thấy những tin nhắn, những mẩu quảng cáo “ngân hàng thanh lý đất nền giá rẻ”, nhà đầu tư dễ bị cái rẻ làm mờ mắt mà rót tiền sai lầm.

Mua đất nền gán mác phát mãi ngân hàng

Không ít các trường hợp, một số người vì cái lợi trước mắt mà không những mất tiền mà còn rước theo những rủi ro không đáng có như việc lô đất họ mua được ở nơi vắng vẻ, khó bán; hay xảy ra những tranh chấp về mặt pháp lý,…

2. Đất nền bị chủ đầu tư cầm cố ngân hàng.

Có những trường hợp đất bị đem thế chấp ở ngân hàng nhưng người chủ vẫn muốn mua bán, những vụ giao dịch này vẫn sẽ được thực hiện nếu có sự chấp thuận của ngân hàng. Có rất nhiều rủi ro khi nhà đầu tư quyết định rót tiền vào những lô đất này. Một trong số đó là việc bên bán lật kèo dù trước đó đã hoàn tất các thủ tục chặt chẽ giữa 3 bên liên quan. Người mua trả nợ, được ngân hàng ký lệnh giải chấp, trả sổ đỏ để tiến hành các giai đoạn tiếp theo thì người bán bắt đầu kì kèo, chậm chạp trong khâu xử lý các thủ tục cần thiết để giao đất. Chưa kể đến khách hàng cũng có thể mất trắng nếu chủ đầu tư phá sản hoặc ngân hàng công khai và bán lô đất để trừ nợ theo quy định của pháp luật.

3. Đất nền dự án ma.

Các dự án không có thật, không được chứng thực về mặt pháp lý thường được gọi chung bằng cái tên dự án ma. Đây là một chiêu trò khá phổ biến trong thời gian gần đây của những kẻ “cò đất“. Những người này sẽ vẽ nên các dự án nhằm chiếm đoạt tiền cọc của nhà đầu tư vì ham rẻ, ham lợi nhuận mà bất chấp đầu tư. Những người môi giới này sẽ tìm ra rất nhiều cách để đánh lừa khách hàng như việc dự án ở một nơi nhưng người mua lại được dẫn đi xem một dự án khác.

Dự án ma của công ty địa ốc Alibaba là một ví dụ

Dự án ma của công ty địa ốc Alibaba là một ví dụ.

Do đó, các nhà đầu tư cần thận trọng, cẩn thận khi đưa ra quyết định góp vốn,  cần yêu cầu bên môi giới cho xem đầy đủ giầy tờ, hồ sơ pháp lý của dự án. Khi đi xem đất khách hàng có thể đối chiếu địa chỉ, vị trí khu đất, bản đồ, số thửa theo hồ sơ pháp lý bằng cách hỏi những người dân sinh sống quanh khu vực đó hoặc liên lạc với các cơ quan địa phương có liên quan.

4. Đất nền phân lô chưa được cấp phép.

Một lưu ý nữa khi những nhà đầu tư bỏ tiền mua đất là việc phải kiểm chứng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của khu đất đó, đề phòng khi vướng phải những vụ tranh chấp hoặc thu hồi, người mua sẽ được đền bù số tiền theo quy định hiện hành. Nếu mua phải những lô đất chưa được cấp phép, chủ đầu tư sẽ gặp khó khăn trong việc giao dịch tiếp theo. Hoặc nếu mua để ở, những lô đất này cũng sẽ không được cấp sổ đỏ, khiến khách hàng sẽ gặp nhiều rủi ro nếu xảy ra tranh chấp hay khu đất đó thuộc diện giải tỏa.

Công ty địa ốc alibaba bị cưỡng chế

Công ty địa ốc alibaba bị cưỡng chế.

Đối mặt với những tình hình biến động, những chiêu trò lừa gạt ngày càng tinh vi của những kẻ cò mồi, nhà đầu tư cần có sự sáng suốt, thận trọng, cân nhắc kỹ càng khi quyết định đầu tư, rót vốn vào dự án.

Có thể bạn quan tâm: Kinh nghiệm lựa chọn sàn bất động sản uy tín để thực hiện giao dịch